Dạy trẻ biết quan tâm, chia sẻ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đêm qua, chuẩn bị đến giờ đi ngủ thì 2 con tôi đồng thanh nói: “Con muốn lên tầng 15 chơi với chị Jun”. Tôi không đồng ý vì đã muộn rồi. Còn ông xã tôi thì hỏi: “Vì sao con lại muốn lên giờ này?”. Con đáp: “Lúc chiều, con đi cùng thang máy với mẹ của chị Jun. Cô ấy cho con bánh và kể chị Jun bị sốt, con muốn lên thăm”. Tôi hứa với các con sáng mai sẽ cho lên chơi, nếu mẹ chị Jun đồng ý.

Sáng hôm sau, trong khi tôi nhắn tin cho mẹ của Jun thì tôi nghe đứa trẻ 4 tuổi nói với đứa 7 tuổi rằng: “Em nghĩ là anh nên tặng cho chị ấy hộp probi, vì nó có tác dụng tăng sức đề kháng, còn em sẽ cho chị ấy cái bánh xốp”. Sau khi được mẹ bạn đồng ý thì tôi bấm thang máy cho con cùng lời dặn: “Mấy chị em chơi với nhau phải thật ngoan, đoàn kết. Khi về mẹ sẽ hỏi 2 đứa xem bạn Jun bị ốm thế nào, các con đã nói chuyện gì, chơi trò gì với nhau nhé”.

Một lần, chúng tôi chuẩn bị tổ chức sinh nhật cho đồng nghiệp thì con có ghé đến văn phòng chơi. Đó là lần đầu tiên con đến văn phòng của mẹ. Trong khi tôi và đồng nghiệp quây quần chuẩn bị tiệc sinh nhật thì con đến bên cạnh và nói: “Mẹ ơi, con muốn xin giấy và bút màu”. Tôi nghĩ rằng vì người lớn bận rộn, trẻ con cần cái để chơi nên chỉ con qua phòng bên, xin các cô đồng nghiệp. Khoảng nửa tiếng đồng hồ sau, khi bắt đầu buổi tiệc thì con chạy ra vui vẻ nói: “Mẹ ơi, con có món quà muốn tặng cô Dung”. Tôi vô cùng ngạc nhiên, chưa kịp hỏi lại thì con đã đưa bức tranh con mới vẽ. Trong bức tranh con vẽ ngôi nhà, xe ô tô, con nói trên chiếc bánh có hình túi xách, quần áo mà chưa có xe, nhà nên con vẽ tặng cô.

Trong giờ ăn tối hôm qua, tôi kể cho con nghe câu chuyện đại ý: Có bạn ở trường con mắc bệnh hiểm nghèo, nhà trường phát động ủng hộ, bố đã ủng hộ cho bạn ấy, dù số tiền không nhiều nhưng đó là cách mình quan tâm, chia sẻ với người không may gặp khó khăn, là điều nên làm. Con nghe rồi hỏi lại: “Giống như là mẹ ủng hộ tiền mua vắc xin phòng-chống Covid-19 hay là ủng hộ người nghèo hồi trước đó hả mẹ?”. Tôi xoa đầu con, cười vui thay cho câu trả lời.

Tôi vẫn luôn cho rằng, trong mỗi gia đình, nếu chúng ta bắt đầu từ những việc nhỏ mà con em mình quan sát hàng ngày, dần dần trẻ sẽ biết cách nuôi dưỡng cảm xúc và quan tâm đến người khác. Trong dạy con, tôi luôn dùng “thân giáo”, tức là lấy mình làm gương để con soi chiếu, từ những việc nhỏ nhặt. Thiết nghĩ, dạy con là quá trình trưởng thành cùng con, môi trường đầu tiên mà trẻ học là từ gia đình. Vì vậy, cách cư xử của cha mẹ có sự ảnh hưởng nhất định và giúp con hình thành hành vi ứng xử của mình.

Có thể bạn quan tâm

'Dân số vàng' và nhân lực trẻ

'Dân số vàng' và nhân lực trẻ

Trong báo cáo đánh giá tác động dự án Luật Dân số đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế cho biết dự luật sẽ không quy định số con đối với mỗi cặp vợ chồng mà trao quyền quyết định cho mỗi gia đình, gắn với trách nhiệm chăm sóc và nuôi dạy con tốt.
Hàng xóm kể gì về kẻ dùng xyanua đầu độc người thân?

Hàng xóm kể gì về kẻ dùng xyanua đầu độc người thân?

Khi Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Thị Hồng Bích (38 tuổi) để điều tra về tội “Giết người”, người dân ở xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch nơi nghi phạm cư trú không khỏi bàng hoàng với thủ đoạn tàn độc của người phụ nữ này.
Các đội thi thuyết trình về sản phẩm tái chế của mình trước Ban Giám khảo cuộc thi

Gia đình chị Nguyễn Thị Hường giành giải nhất hội thi “Gia đình chung tay bảo vệ môi trường” thị xã An Khê

(GLO)- Nhân kỷ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2024), ngày 24-6, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) thị xã An Khê tổ chức Hội thi “Gia đình chung tay bảo vệ môi trường”. Gia đình chị Nguyễn Thị Hường-hội viên phụ nữ xã Cửu An xuất sắc giành giải nhất hội thi.