Đầu tư tiền tỷ thu... 7 triệu đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau khi  “ngốn” hơn 1 tỷ đồng tiền ngân sách nhà nước và hơn 1 tỷ đồng tiền người dân đóng góp, giá trị thương phẩm mà dự án “Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá thát lát cườm, cá chình, cá lăng nha tại hồ chứa nước Ia Dreh, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai” thu lại chỉ là... 7 triệu đồng.

“Chiếc bánh vẽ béo bở”

Dự án “Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá thát lát cườm, cá chình, cá lăng nha tại hồ chứa nước Ia Dreh, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai” được triển khai từ tháng 8-2012. Đây là dự án nghiên cứu và phát triển công nghệ do Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với cơ quan chủ trì là UBND huyện Krông Pa. Cơ quan tổ chức thực hiện đề tài là Trạm Quản lý thủy nông huyện Krông Pa, nay đổi tên thành Ban Quản lý khai thác các công trình thủy lợi huyện Krông Pa. Tổng kinh phí thực hiện dự án là 2,205 tỷ đồng, trong đó nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học là 1,014 tỷ, nguồn nhân dân đóng góp là 1,191 tỷ đồng.

 

 Nhiều hộ phải bỏ dở dự án khi cá không đạt trọng lượng. Ảnh: V.N
Nhiều hộ phải bỏ dở dự án khi cá không đạt trọng lượng. Ảnh: V.N

Báo cáo của Ban Chủ nhiệm dự án nêu rõ, kỹ thuật nuôi cá lồng trong hồ chứa nước Ia Dreh để tận dụng thức ăn tự nhiên và thức ăn công nghiệp là công nghệ hoàn toàn phù hợp với điều kiện của xã Ia Dreh. Ngoài ra, việc xây dựng dự án sẽ mở ra một hướng đi mới đối với xã Ia Dreh, huyện Krông Pa nói riêng và nghề nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh nói chung, góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong việc phát triển nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao tại địa phương.

Khi thực hiện, Ban Chủ nhiệm dự án đã kêu gọi được 10 hộ dân tại xã Phú Cần và thị trấn Phú Túc góp vốn tham gia. Theo hợp đồng, Nhà nước hỗ trợ 100% tiền lồng nuôi, quy trình tập huấn và tham quan; 60% tiền thức ăn cùng 40% tiền cá giống, còn lại là nhân dân đóng góp.  Ông Nguyễn Duy Ngô (thôn Thắng Lợi, xã Phú Cần) cho biết: “Họ nói ban đầu chỉ đóng góp 10 triệu đồng thôi, rồi sau đó sẽ đóng dần dần chứ không phải mỗi hộ đóng một lần 100 triệu đồng nên chúng tôi mới mạnh dạn thử sức. Họ cũng nói là cá nuôi từ 8 tháng đến 1 năm là xuất được với trọng lượng 1-1,2 kg/con, đầu ra sẽ do Sở Khoa học và Công nghệ giới thiệu cho, đảm bảo giá cao”.

Theo cách tính của Ban Chủ nhiệm dự án, mỗi kg cá lăng nha có giá 100 ngàn đồng, sẽ cho lợi nhuận là 43%; giá cá chình là 400 ngàn đồng/kg, lợi nhuận đạt 83%; cá thát lát giá trên dưới 70 ngàn đồng cho lợi nhuận 36%. Sau đó, 10 hộ này đã được đi tham quan các mô hình nuôi cá tại huyện Krông Bông (tỉnh Đak Lak) và huyện Đak Song (tỉnh Đak Nông).

 Đầu tư hơn 2 tỷ đồng, thu về… 7 triệu đồng

Ngày 7-11-2012, sau khi đưa các hộ dân đi tham quan học hỏi mô hình, tập huấn kỹ thuật, làm lồng cá về, dự án đã tiến hành thả lứa cá đầu tiên gồm 1.000 con cá chình, 5.000 con cá lăng nha và 2.500 cá thát lát cườm. Theo hợp đồng, sau một năm sẽ thu hoạch lứa cá đầu tiên và tiếp tục thả lứa cá thứ 2. Tuy nhiên, quá trình thực hiện đã xảy ra nhiều mâu thuẫn khiến 5 hộ rút lui không tiếp tục tham gia dự án ngay trong năm đầu tiên. Đến ngày 10-11-2013, kẻ gian bơi ra bè tháo lưới thả 6 lồng cá, ước tính thiệt hại gần 200 triệu đồng. Về vụ việc này, Công an huyện Krông Pa đã bắt tay vào điều tra xác minh nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả.

Kết quả năm thứ nhất triển khai dự án cho thấy, cá thát lát cườm không phù hợp với điều kiện nuôi tại địa bàn, tỷ lệ sống thấp, phát triển chậm. Cá lăng nha thả đợt 2 của năm thứ 2 với số lượng 5.200 con nhưng sau một tuần đã chết đột ngột 5.000 con vì lượng mưa lớn. Theo hợp đồng, đến tháng 7-2014, các bên liên quan đã tiến hành nghiệm thu nhưng khi cân và đếm số lượng, hầu hết cá chưa đủ tiêu chuẩn là 0,7 kg/con để bán ra thị trường. Với kết quả này, các hộ dân không được bán cá mà phải gia hạn nuôi đến tháng 7-2015 khiến 4 hộ tiếp tục tháo lui. Anh Đỗ Đăng Phong (thôn Thắng Lợi, xã Phú Cần) cho hay: “Chúng tôi vẫn cho cá ăn đầy đủ theo hướng dẫn nhưng nuôi hai năm mà cá vẫn chẳng lớn hơn là bao. Những tưởng sau một năm bán được cá thu hồi vốn để trả nợ rồi đầu tư cho năm sau ai dè sau hai năm vẫn không cho bán, chúng tôi hết vốn, không thể tiếp tục đầu tư được nữa nên đành bỏ thôi”.

Trao đổi với P.V, ông Bùi Văn Xóa-Chủ nhiệm dự án cho biết, tất cả số cá năm nhất đã bán cho nhà hàng Lộc Vừng tại thị trấn Phú Túc được 7 triệu đồng nhưng vẫn chưa lấy được tiền. Số cá còn lại năm thứ hai, sau khi dự án kết thúc vào ngày 31-7-2015 thì đến tháng 11-2015 tiếp tục bị kẻ gian cắt lưới khiến cá bị thất thoát toàn bộ ra hồ Ia Dreh. Theo cách tính của Ban Chủ nhiệm dự án, nếu không bị thả ra ngoài thì số cá thu được là 1.961 kg với giá 100 ngàn đồng/kg thì số tiền sẽ là 196,1 triệu đồng. 

 Lê Văn Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm