Đau lòng thai phụ cùng con đuối nước tử vong

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thấy con gái trượt chân rơi xuống hồ, chị Lê đã lao xuống để cứu. Tuy nhiên, do không biết bơi nên cả chị Lê và con đều đã tử vong.
Ngày 23/5, ông Phan Văn Hào, Phó Chánh văn phòng UBND huyện Tuy Đức (Đắk Nông) cho biết, vừa có báo cáo nhanh gửi UBND tỉnh để có chỉ đạo về vụ tai nạn đuối nước đau lòng làm thai phụ cùng con gái 4 tuổi tử vong. 
 
Ảnh minh họa.
Theo đó, sáng 22/5 chị Hoàng Thị Lê (24 tuổi, trú tại thôn 2, xã Quảng Tâm, huyện Tuy Đức) cùng với các con ra bờ ao để phát dọn cỏ. Lúc này, con gái chị Lê là cháu Vũ Thị Cẩm Ly (4 tuổi) không may trượt chân bị ngã xuống ao. Thấy vậy, chị Lê đã xuống ao để cứu nhưng do không biết bơi nên cả 2 mẹ con đều bị đuối nước.
Đến khoảng 17h45 cùng ngày, khi anh Vũ Đức Thanh (chồng của chị Lê) đi đám cưới về nhà thì thấy đứa con 6 tuổi của mình đang ngồi khóc trên bờ ao. Sau khi biết chuyện, anh Thanh đã xuống ao vớt vợ cùng con gái lên nhưng lúc này cả hai đã tử vong. Được biết thời điểm gặp nạn, chị Lê đang mang thai được khoảng 4 tháng.
Hiện UBND huyện, UBND xã Quảng Tâm cùng với nhân dân thôn 2 đang giúp gia đình anh Thanh lo hậu sự cho các nạn nhân. Theo ông Hào, trước sự việc đau lòng này, UBND huyện đã phát động cán bộ, CNVC tại cơ quan quyên góp giúp đỡ gia đình anh Thanh. Đồng thời, UBND huyện cũng đang xin ý kiến cấp trên cân đối ngân sách để hỗ trợ gia đình nạn nhân.
Duy Hậu (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.