Đào tạo nghề cho nông dân "cách mạng 4.0"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Theo ông Ma Quang Trung-Cục trưởng Cục Kinh tế Hợp tác và PTNT (Bộ Nông nghiệp và PTNT), đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một chương trình lớn của quốc gia từ năm 2009 bao gồm những mục tiêu cụ thể đối với cả lao động ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp. Đối với lao động nông nghiệp, mục tiêu là đào tạo 1 triệu lao động để cải thiện sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng suất; đối với lao động phi nông nghiệp là 5 triệu lao động, ngoài nông nghiệp còn có thể làm các ngành nghề khác.
Tưới rau chỉ bằng nút nhấn điện thoại của nông dân thời 4.0. (ảnh internet)
Tưới rau chỉ bằng nút nhấn điện thoại của nông dân thời 4.0. (ảnh internet)
Phải nói thẳng mà không sợ mất lòng rằng chương trình lớn này của quốc gia gần như đã phá sản. Bởi đó là cách đào tạo nghề để… không có nghề, một cách đào tạo chạy theo hình thức, theo phong trào, cốt để giải ngân và báo cáo thành tích. Nông dân sau khi theo học các lớp “đào tạo” này vẫn sản xuất nông nghiệp theo cách cũ, kết quả sản xuất vì vậy cũng không có gì thay đổi. Thậm chí, có địa phương do không biết đào tạo ngành nghề gì đã tổ chức dạy nông dân nghề… nấu ăn để “phục vụ” bữa ăn gia đình.
Một chương trình lớn, sở dĩ thất bại lớn, hao tiền tốn của vô ích vì không thực chất, không mang lại kết quả rõ ràng, không thể khiến nông dân nhờ học nghề mà đổi đời. Thực ra, vì họ có được học nghề gì cho ra nghề đâu. Bây giờ, ai cũng nói sắp “cách mạng 4.0” trong nông nghiệp, phải “hướng về cách mạng 4.0”. Nhưng hướng như thế nào, ai hướng cho nông dân? Thiết nghĩ, trước hết phải làm cho nông dân hiểu thực chất của cách mạng 4.0 trong nông nghiệp là gì, nó đòi hỏi gì từ chủ thể là những người nông dân vốn xưa nay chỉ canh tác nông nghiệp theo phương thức truyền thống.
Nếu chủ thể để đào tạo nghề là nông dân thì ai sẽ là “thầy dạy nghề”? Người xưa nói: “Không thầy đố mày làm nên”, nhưng với lối canh tác nông nghiệp hoàn toàn mới trong cách mạng 4.0 thì kiếm ra thầy để đào tạo nghề không hề là chuyện dễ.
Trước hết, chúng ta phải “dạy nghề cho… thầy”, để sau đó thầy truyền dạy lại cho học trò là hàng triệu nông dân. Đó là việc làm rất lớn, không thể chỉ hô hào. Đó cũng không thể là việc có thể “đồng loạt” làm trong cả nước. Bây giờ, hãy tổ chức dạy nghề nông nghiệp tiên tiến thí điểm trong một số địa phương có điều kiện thực sự. Một khi nông dân như những chủ thể học nghề và hành nghề đã nắm được những kỹ năng cơ bản, có được những phương tiện thực thi nông nghiệp tiên tiến cơ bản và đã trực tiếp thực hiện “cách mạng nông nghiệp 4.0” ngay trên mảnh ruộng của mình, thì chừng đó chúng ta sẽ sơ kết và rút ra những bài bản dạy nghề cơ bản, thiết thực, có hiệu quả. Và chúng ta sẽ mời những nông dân tiên tiến nhất trong “cách mạng nông nghiệp 4.0” tham gia giảng dạy như những người truyền kỹ năng và cảm hứng cho nhiều nông dân ở những vùng đất khác nhau trong nước. Làm theo cách này không tốn nhiều tiền bạc, nhưng hiệu quả sẽ rõ ràng, tích cực và sẽ thu hút được nông dân muốn sở đắc những kỹ năng canh tác mới trong nông nghiệp.
Trong thực tế hiện nay đã có những nông dân bắt đầu thực hiện “cách mạng nông nghiệp 4.0” và đã thu được kết quả rất rõ ràng. Nhưng số lượng nông dân tiên tiến như thế hiện còn rất ít và họ cũng tự học, học từ những người đã thành công, chứ chưa hề chính thức qua một trường lớp đào tạo chính quy nào. “Học thầy không tày học bạn”, cha ông ta xưa đã nói rất đúng. Nhất là với nông nghiệp 4.0 thì những kết quả cụ thể chính là bài học tốt nhất cho người muốn học. Bởi đây là chuyện học cho mình, học để có thể tự vươn lên khá giả ngay trên đồng ruộng của mình chứ không phải học những nghề xa lạ mà mình không có điều kiện nào để thực hiện nó. Canh tác nông nghiệp, dù nông nghiệp tiên tiến cách mấy, hiện đại cách mấy, vẫn phải là việc của người nông dân, tất nhiên bây giờ phải là những nông dân có học hay hiếu học, những nông dân có khả năng tiếp cận với công nghệ mới và có khả năng sáng tạo trong sản xuất nông nghiệp.
Hãy lấy sự thất bại của chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn vừa qua làm bài học, để đừng bao giờ lặp lại những ấu trĩ như thế nữa, nhất là khi chúng ta đang nói rất nhiều về “cách mạng 4.0”. Đó là cuộc cách mạng của thực hành, chứ không phải cách mạng của… lời nói suông. Nhất là nói hay mà làm dở hoặc không làm gì được.
Thanh Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nghề "hot" phòng gym

Nghề "hot" phòng gym

(GLO)- Hiện nay, nhiều người dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) thường xuyên tập gym để có thân hình cân đối, cải thiện sức khỏe. Theo đó, nghề PT (personal trainer-huấn luyện viên cá nhân) cũng không còn xa lạ.
Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

(GLO)- Cách đây 5 năm, anh Tạ Ngọc Thinh quyết định từ bỏ cơ hội làm việc tại TP. Hồ Chí Minh để về Gia Lai lập nghiệp bằng việc mở Trung tâm Ngoại ngữ Việt Anh VES (số 30 Trần Quang Khải, TP. Pleiku). Từ đó, anh đã góp phần chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của nhiều em học sinh.
Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Thị trường lao động đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi tương đối nhanh nhờ việc kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19. Từ nay đến cuối năm, vẫn có rất nhiều doanh nghiệp và người lao động có nhu cầu tuyển dụng và tìm kiếm việc làm ở mức cao. Do đó, các phiên giao dịch việc lưu động thời điểm này đang được tích cực triển khai thực hiện, nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa các bên.
Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

(GLO)- Trong 2 ngày (30 và 31-10), tại TP. Pleiku, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội cho 172 công chức văn hóa-xã hội thuộc các huyện: Đức Cơ, Ia Grai, Chư Păh, Chư Prông, Đak Đoa, TP. Pleiku và các cơ sở bảo trợ xã hội, gồm: Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh, Cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy tỉnh, Nhà trẻ mồ côi Sao Mai, chùa Bửu Châu, Làng trẻ em SOS Pleiku.
Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

(GLO)- Mặc dù còn nhiều khó khăn song kết quả cải cách hành chính (CCHC) nhà nước của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011-2020 đã tạo sự chuyển biến về cải cách thể chế, thủ tục hành chính (TTHC), tổ chức bộ máy, công vụ, công chức, tài chính công và hiện đại hóa hành chính. Đó là tiền đề để tỉnh tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu CCHC, hướng đến sự hài lòng của người dân.