"Đảo dừa" giữ biển khơi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nam Yết là một hòn đảo lớn thứ hai trong quần đảo Trường Sa. Với mật độ dừa nhiều và xanh tốt, cho trái ngọt quanh năm, Nam Yết còn được gọi bằng một cái tên dân dã là Đảo Dừa.

Dừa trên đảo Nam Yết. Ảnh: Lê đức Quang
Dừa trên đảo Nam Yết. Ảnh: Lê Đức Quang

Do phải chống chọi với thời tiết khắc nghiệt, mưa bão quanh năm nên dừa ở đây dẻo dai hơn so với dừa ở đất liền. Đặc biệt, thân dừa có độ đàn hồi cao, có thể chịu được bão mạnh.

Quả thực, dừa ở Nam Yết có sức sống thật đặc biệt. Lá dừa xanh mướt, không mở tán quá rộng mà đâm theo chiều thẳng đứng lên trên, hiên ngang trước giông tố, vượt qua cả tán của phong ba, bão táp mọc chen chúc thành một thảm xanh bên dưới.

Dẫn chúng tôi đi thăm đảo, Thượng tá Trần Như Hải, nói: “Không có đảo nào ở Trường Sa mà cây dừa lại khỏe và sinh sôi nhanh như tại Nam Yết. Chúng tôi đang ươm nhiều cây non gửi tặng các đảo khác trên quần đảo Trường Sa”. Dừa trên đảo Nam Yết rất nhiều, chỗ nào, góc nào cũng có dừa. Dừa mọc thẳng tắp, theo hàng lối rất đẹp ở hai bên các con đường quanh đảo. Dừa đứng xen lẫn với nhiều loại cây khác. Dừa còn được trồng ở trước, sau và hai bên hiên nhà.    

 

 Ảnh: Lê đức Quang
Ảnh: Lê Đức Quang

Thật khó thống kê trên đảo có bao nhiêu cây dừa, vì hết lớp dừa này lại đến lớp dừa khác đua nhau phát triển. Theo lời kể của các chiến sĩ, cây dừa đã xuất hiện trên đảo khá lâu, chủ yếu có nguồn gốc xuất xứ từ Bến Tre và có một ít từ các nước như: Philippines, Malaysia… trôi dạt vào bờ. Cây dừa bảo đảm bóng mát, màu xanh cho đảo, trái dừa cho nước uống mát lành, làm gáo múc nước, lá dừa dùng lợp giàn chắn sóng... Bác sĩ Dương Quang Hiến-Trưởng Bệnh xá đảo Nam Yết cho biết: Chúng tôi dùng nước dừa để bổ sung lượng nước cho các cán bộ, chiến sĩ ở đảo khi bị tiêu chảy. Ngoài ra, còn dùng vỏ quả dừa xiêm (còn non) sắc với nước để rửa vết thương phần mềm hay một số bệnh ngoài da…

Hàng năm, các cán bộ chiến sĩ trên đảo thường tổ chức ngày hội trồng dừa vào dịp Tết Nguyên đán và khi có cán bộ, chiến sĩ hoàn thành nhiệm vụ bịn rịn chia tay đảo. Trên mâm ngũ quả của người dân trên đảo đều có quả dừa...

 

Đảo Nam Yết mang đặc trưng của hệ sinh thái đảo xa bờ với rạn san hô bao quanh. Các bãi cát ven biển chạy dài hàng km có sự biến động theo mùa rõ rệt. Nam Yết còn là khu bảo tồn biển phong phú với 492 loài động vật và thực vật phù du, 86 loài rong biển, 2 loài cỏ biển, 225 loài động vật đáy, 160 loài san hô, 464 loài cá rạn san hô và 2 loài rùa biển... Nam Yết cũng là một trong số ít đảo có nước ngọt và thảm thực vật xanh bao phủ trên đảo, là nơi tập trung của đàn chim biển tới làm tổ đẻ trứng…

Ngoài ra, Nam Yết còn là “vương quốc” của đu đủ, chuối, rau xanh, nơi cung cấp hạt giống cho các đảo nổi, đảo chìm trong quần đảo Trường Sa... Đặc biệt, trên đảo có những cây bàng vuông, thân to, tán cao vươn rộng, thân hình xù xì đến cả trăm năm tuổi. Trong đó, có một bàng vuông 8 thân vươn cao như một kỳ quan.

Trung tá Nguyễn Văn Dũng-Bí thư Đảng ủy đảo cho biết: Nhiệm vụ chăm sóc cây được giao cụ thể đến từng đơn vị. Mỗi chiến sĩ có nhiệm vụ trồng ít nhất 2 cây; đơn vị, cá nhân nào không chấp hành sẽ bị phê bình.

Dẫn chúng tôi đến vườn rau thanh niên trên đảo, Trung tá Nguyễn Văn Dũng chia sẻ thêm: “Ngoài nhiệm vụ canh giữ biển trời, việc trồng rau xanh, chăn nuôi heo, gà cải thiện đời sống của các chiến sĩ cũng là để thấy màu xanh của quê hương, hình ảnh đất liền luôn gần gũi nơi đảo xa”.

Lê đức Quang

Có thể bạn quan tâm

Không khí đón Tết ở Trường Sa

Không khí đón Tết ở Trường Sa

(GLO)- Khi mọi người, mọi nhà đang hân hoan chờ đón thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, ở nơi đảo xa-biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, không khí Xuân trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa cũng rộn ràng...
Câu cá đêm ở Trường Sa

Câu cá đêm ở Trường Sa

(GLO)- Trong chuyến hải trình dài ngày ra thăm, chúc Tết quân và dân các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, câu cá đêm ở Trường Sa là một trong những thú vui giúp các thành viên đoàn công tác vơi đi nỗi nhớ nhà, sự mệt mỏi sau những ngày đánh vật với sóng gió mùa biển động và cũng là để cải thiện bữa ăn cho các thành viên trên tàu…
Thăm, chúc Tết quân dân đảo Phan Vinh

Thăm, chúc Tết quân dân đảo Phan Vinh

(GLO)- Nằm trong chuyến công tác thực hiện nhiệm vụ thay thu quân, thăm và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ và nhân dân các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, ngày 18-1, đoàn công tác số 2 đi trên tàu Bệnh Viện 561 đã đến thăm và làm việc tại đảo Phan Vinh.
Âu tàu đảo Sinh Tồn: Điểm tựa cho ngư dân vươn khơi bám biển

Âu tàu đảo Sinh Tồn: Điểm tựa cho ngư dân vươn khơi bám biển

(GLO)- Âu tàu đảo Sinh Tồn (xã đảo Sinh Tồn, huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) là địa chỉ tin cậy của ngư dân vào tránh trú an toàn khi gặp thời tiết mưa bão hay bị sự cố trên biển. Đây thật sự là điểm tựa vững chắc cho ngư dân khi vươn khơi bám biển và cũng để khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Gieo chữ nơi đầu sóng, ngọn gió

Gieo chữ nơi đầu sóng, ngọn gió

(GLO)- Dù còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng hai thầy giáo trẻ đang công tác ở đảo Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa không giấu được niềm hạnh phúc và tự hào khi được gieo chữ, chăm sóc cho các em học sinh nơi đầu sóng, ngọn gió, vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc
Ấn tượng với các vườn rau trên các đảo chìm

Ấn tượng với các vườn rau trên các đảo chìm

(GLO)- Những ngày đi qua các đảo chìm thuộc quần đảo Trường Sa, điều chúng tôi ấn tượng nhất chính là các vườn rau xanh. Các loại như rau cải, mồng tơi, rau muống, mướp… luôn tốt tươi dù điều kiện thời tiết, khí hậu trên các đảo này quanh năm rất khắc nghiệt.
Tết ở Trường Sa

Tết ở Trường Sa

Trong những ngày giáp Tết Mậu Tuất 2018, tháp tùng đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải Quân, P.V Báo Gia Lai đã được cùng cán bộ, chiến sĩ và nhân dân huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) đón Xuân mới trên vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc.
Trao Huy hiệu "Chiến sỹ Trường Sa" cho 103 phóng viên, nhà báo

Trao Huy hiệu "Chiến sỹ Trường Sa" cho 103 phóng viên, nhà báo

Ngày 23-1, tại TP. Cam Ranh, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã trao Huy hiệu “Chiến sĩ Trường Sa“ cho 117 cá nhân là các phóng viên, nhà báo; thành viên Câu lạc bộ vì biển đảo quê hương đã hoàn thành chuyến thăm, tặng quà và chúc Tết tại các điểm đảo thuộc quần đảo Trường Sa (huyện Trường Sa, tỉnh Khành Hòa).
Trở lại Lý Sơn

Trở lại Lý Sơn

(GLO)- Đảo tiền tiêu Lý Sơn-“vương quốc tỏi“, quê hương của đội hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải đã có những đổi thay khiến tôi ngỡ ngàng trong ngày trở lại.
Chuẩn đô đốc giao nhiệm vụ cho thủy thủ Tàu ngầm Bà Rịa - Vũng Tàu

Chuẩn đô đốc giao nhiệm vụ cho thủy thủ Tàu ngầm Bà Rịa - Vũng Tàu

Chuẩn Đô đốc Phạm Xuân Điệp yêu cầu cán bộ, thủy thủ Tàu ngầm Bà Rịa - Vũng Tàu phát huy truyền thống, đoàn kết quyết tâm, khắc phục khó khăn, với tinh thần tích cực, chủ động, sáng tạo và cầu thị, nhanh chóng huấn luyện làm chủ con tàu để sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Đội đặc nhiệm đảo An Bang

Đội đặc nhiệm đảo An Bang

(GLO)- Ở đảo An Bang có một đội đặc nhiệm rất độc đáo. Đội có nhiệm vụ “chuyên trị“ hỗ trợ đưa xuồng vào đảo để cán bộ, nhân dân đến thăm và làm việc với cán bộ, chiến sĩ công tác trên đảo. “Lý do có đội đặc nhiệm này trước tiên là vì vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng của đảo An Bang“-Đại tá, Phó Chính ủy Lữ đoàn 146 Hải quân Vùng 4 Phan Ngọc Quang, tiết lộ. Theo Phó Chính ủy, An Bang có vị trí chiến lược tạo lá chắn vòng ngoài ngăn chặn hoạt động chống phá, tiến công của kẻ thù từ hướng biển, khống chế các loại máy bay quân sự, tàu thuyền nước ngoài xâm phạm chủ quyền, lãnh hải quốc gia.
Thăm, chúc Tết các đảo tiền tiêu

Thăm, chúc Tết các đảo tiền tiêu

(GLO)- Sáng 18-1, tại cảng Tiên Sa (Đà Nẵng), Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải Quân tổ chức khởi hành đoàn công tác thăm, chúc và tặng quà Tết cán bộ, chiến sỹ và nhân dân đang công tác, sinh sống tại hai huyện đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị), Lý Sơn (Quảng Ngãi). Tham dự buổi lễ có lãnh đạo UBND tỉnh Đà Nẵng, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân và đông đảo nhân dân tỉnh Đà Nẵng.