Dàn sinh vật hồi sinh trong "hỏa ngục" ngay trên Trái Đất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong khi các nhà thiên văn vẫn tranh cãi về khả năng sở hữu sự sống mong manhcủa những hành tinh có nhiệt độ khắc nghiệt, thì trong một trận cháy rừng ở California - Mỹ, một đàn sinh vật "hỏa ngục" vừa xuất hiện.
 

Theo Science Alert, nghiên cứu mới cho thấy một loạt nấm và vi khuẩn không chỉ sống sót sau trận cháy lớn Soberanes năm 2006, xảy ra ở các khu rừng gỗ đỏ tanoak của California - Mỹ, mà còn phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết, như được lửa tiếp thêm nguồn sống.

 

Một loài nấm sinh trưởng mạnh mẽ trong lửa - Ảnh: UCR
Một loài nấm sinh trưởng mạnh mẽ trong lửa - Ảnh: UCR


Nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi nhà nghiên cứu nấm học Sydney Glassman từ Trường ĐH California ở Riverside (UCR) đã tìm hiểu lý do của sự sinh sôi bia ẩn này, và phát hiện ra trong khi "đồng loại" của chúng - các loài nấm và vi khuẩn khác - lần lượt biến mất hẳn trong đám cháy thì một số lại bắt đầu thích nghi với môi trường "hỏa ngục".

Chúng bao gồm Actinobacteria (vi khuẩn giúp phân hủy vật liệu thực vật) và Firmicutes (giúp tăng trưởng thực vật, kiểm soát mầm bệnh) và nấm men chịu nhiệt Basidioacus hay Penicillium.

Đơn cử Penicillium, có vẻ loài nấm này đã tận dụng nguồn thức ăn ưa thích mới là xác của các sinh vật bị cháy, thậm chí là than củi. No bụng, chúng bắt đầu sinh sản mạnh mẽ. Mố số loại vi khuẩn bất ngờ phát huy mạnh mẽ khả năng biến đổi carbon và ni-tơ trong đất sau đám cháy.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Molecular Ecology cho hay phát hiện này rất quan trọng trong việc giúp các nhà khoa học nghiên cứu cách tái thiết thảm xanh sau thiên tai ví dụ như các vụ cháy rừng bởi nấm và vi khuẩn là nền tảng cần thiết để tái tạo môi trường đất và hỗ trợ thực vật nhanh chóng hồi sinh.

Phát hiện về các sinh vật cực đoan hiện hữu ngay trên Trái Đất - những thứ có thể sống khỏe ở những nơi tưởng chừng không thể sống nổi: trong lửa, trong nước sôi, trong lòng đất băng giá... - cũng cung cấp định hướng quan trọng trong các cuộc săn tìm sinh vật ngoài Trái Đất, vì rõ ràng không nhất thiết có một "điều kiện phù hợp cho sự sống", một hành tinh vẫn có thể sở hữu dạng sống cực đoan nào đó.

Theo Thu Anh (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Vành nhật hoa Mặt Trời được quan sát bởi ASPIICS của Proba-3. (Nguồn: ESA)

ESA lần đầu tiên công bố hình ảnh vành nhật hoa của Mặt trời nhờ nhật thực nhân tạo

(GLO)- Hai vệ tinh Proba-3 của Châu Âu đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử với bức ảnh về vành nhật hoa - lớp khí quyển ngoài cùng và bí ẩn nhất của Mặt Trời - vô cùng rõ nét. Đây cũng là lần đầu tiên, hiện tượng nhật thực toàn phần được tạo ra bởi con người mà không cần Mặt Trăng.

Sét đỏ thắp sáng bầu trời đêm Tây Tạng

Sét đỏ thắp sáng bầu trời đêm Tây Tạng

(GLO)-Nhiếp ảnh gia người Trung Quốc Dong Shuchang đã ghi lại cảnh tượng Sét đỏ thắp sáng bầu trời đêm Tây Tạng vào ngày 31-5. Anh đã viết trên nền tảng mạng xã hội Trung Quốc Weibo rằng lần đầu tiên anh bắt gặp hiện tượng tương tự là vào tháng 5-2022.

null