Dám khác biệt, sinh viên kiếm hàng trăm triệu đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Dù còn ngồi trên ghế giảng đường, nhiều sinh viên đã có việc làm, mang lại thu nhập, thậm chí trở thành giám đốc của công ty khởi nghiệp với hàng chục nhân viên.
 Sinh viên Lê Hoàng Minh Nhật (bìa trái) khởi nghiệp từ việc đi giặt giày
Sinh viên Lê Hoàng Minh Nhật (bìa trái) khởi nghiệp từ việc đi giặt giày
Để có được sự năng động đó, họ đã chọn một bước đi khác biệt, chú trọng đến kinh nghiệm thực tế bên cạnh việc tích lũy kiến thức ngay từ khi vừa đặt chân vào cổng trường ĐH.
Chàng sinh viên - giám đốc tuổi 22
Tại một cao ốc ở quận 3 (TP.HCM), hơn 30 bạn trẻ cặm cụi kỳ cọ, sơn quét và phơi phóng hàng trăm đôi giày hàng hiệu để kịp giao cho khách trong vòng 24 giờ đồng hồ. Đang là mùa cao điểm, mỗi tháng những bạn trẻ này phải vệ sinh hàng ngàn đôi giày cho hơn 1.200 khách hàng.
Công việc cập rập là thế, nhưng giám đốc Lê Hoàng Minh Nhật chỉ cần quản lý qua camera và nhận các báo cáo hằng ngày qua online. Ít ai có thể hình dung chàng giám đốc trẻ măng (22 tuổi) hiện là sinh viên ngành quản trị kinh doanh Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM). 

Đặt dịch vụ giặt giày trên điện thoại
Minh Nhật cho biết trong năm qua, công ty của bạn đạt doanh thu hơn 800 triệu đồng. Ngay trong năm nay, Nhật sẽ cho ra đời ứng dụng Extrim trên điện thoại để khách hàng đặt dịch vụ vệ sinh giày ngay trên phần mềm, đồng thời sẽ mở rộng thị trường ra một số thành phố khác và mời gọi các quỹ đầu tư để "vươn ra biển lớn".
Mới hơn một năm trước, Nhật đi vay 15 triệu đồng, khởi nghiệp bằng việc tự tay giặt từng đôi giày cho khách. Nhưng bây giờ, chàng trai ấy dám bỏ ra hàng chục triệu mỗi tháng để thuê mặt bằng, đặt "đại bản doanh" của công ty ở trung tâm thành phố với đầy đủ các bộ phận marketing, nhân sự, chăm sóc khách hàng...
Ý tưởng ra đời công ty khởi nghiệp chăm sóc giày Extrim của Nhật khởi nguồn từ một suy nghĩ rất đơn giản: "Không ai làm thì mình làm". Đó là khi Nhật cần giặt đôi giày của bản thân, nhưng chợt nghĩ nếu như bây giờ chỉ cần bấm điện thoại, có người đến nhận và trả lại đôi giày sạch bóng cho chủ nhân trong vòng 24 giờ thì bao nhiêu tiền Nhật cũng trả. 
Tìm trên mạng không có công ty nào như vậy, Nhật bắt tay vào thực hiện ý tưởng. Thời điểm đó, Nhật đi vay tiền của bạn để mua dụng cụ vệ sinh giày từ Mỹ, in ấn bao bì, danh thiếp, "chạy" quảng cáo và học cách vệ sinh giày.
"Lúc giặt đôi giày đầu tiên sợ lắm, vì đó là tài sản của người ta, có khi là món quà kỷ niệm của họ, nên cứ sợ làm hư thì lấy gì đền. Nhưng mình cứ làm kỹ lưỡng, làm như đó là đôi giày của mình nên những đơn hàng cứ nhiều thêm" - Nhật kể. Có những ngày, cứ loay hoay nhận hàng, giặt giày, mang trả cho khách... chàng trai này chỉ ngủ 3-4 tiếng.
Thấy con lao lực, cha mẹ Nhật cấm cản với lý do cho ăn học đàng hoàng mà giờ lại đi giặt giày cho người dưng. Ngay Nhật cũng nhiều đêm trằn trọc về hướng đi trong tương lai của công ty. Nhưng nhận thấy nhu cầu rất lớn từ thị trường, Nhật vẫn liều đi vay hơn nửa tỉ đồng, để thuê mặt bằng, thuê nhân sự và nâng tầm thương hiệu.
"Bước đi liều lĩnh nhưng mình vẫn có niềm tin nội lực là mình sẽ làm được. Nếu không đánh nhanh thắng nhanh, sẽ có người khác copy mô hình, nên không thể chần chừ, phải mở rộng quy mô ngay" - Nhật nói.
"Nhờ đi làm sớm mà tôi thấy được những kiến thức ở trường lớp được áp dụng vào thực tế ra sao, và thấy được bên cạnh mình luôn có những người giỏi giang, sẵn sàng giúp đỡ lúc khó khăn"-Nguyễn Minh Trí
Bước vào môi trường làm việc quốc tế
Kết quả học tập ấn tượng, tham gia năng nổ các hoạt động sinh viên và làm việc ở những tập đoàn đa quốc gia cũng là sự lựa chọn của những sinh viên năng động.
Hiện là chủ nhiệm của câu lạc bộ kinh doanh và tiếng Anh, Nguyễn Minh Trí (sinh viên năm 3, Trường ĐH Ngoại thương cơ sở 2 tại TP.HCM) đã vượt qua hàng ngàn bạn để được tuyển chọn làm thực tập sinh toàn cầu của một tập đoàn đa quốc gia. 
Ngay từ giữa năm 2, Trí bắt đầu đặt mục tiêu phải chủ động thực tập sớm ở công ty có môi trường làm việc tốt và phù hợp với định hướng nghề nghiệp của bản thân.
Từ những mối quan hệ có được khi làm ở câu lạc bộ trong trường, Trí bắt đầu nộp hồ sơ làm thực tập sinh toàn cầu. Trải qua các vòng thi, các vòng phỏng vấn bằng ngoại ngữ, anh xuất sắc được tuyển chọn vào làm việc tại tập đoàn này với mức lương tốt. 
"Từ ngày đi làm, tôi thấy mình được tiếp xúc với môi trường của một công ty lớn, thấy được cách điều phối giữa kỷ luật và sự tự do trong làm việc" - Trí kể.
Cùng chọn tập đoàn đa quốc gia để gắn bó sự nghiệp, bạn Phạm Huy Thành (23 tuổi) cho biết mình mới tốt nghiệp đại học từ tháng 9-2017, dù vậy trước đó 5 tháng đã có việc làm chính thức tại phòng tiếp thị thương mại của một tập đoàn đa quốc gia có chi nhánh tại Việt Nam.
Thành học ngành kinh tế đối ngoại của Trường ĐH Ngoại thương. Từ năm 2, nam sinh này đã xin việc ở một tập đoàn dữ liệu, bắt đầu làm quen với môi trường làm việc quốc tế. "Để làm được ở những môi trường này, trình độ ngoại ngữ gần như bắt buộc, cùng với đó là hàng loạt kỹ năng như làm việc nhóm, khả năng lãnh đạo, khả năng giao tiếp hay thuyết trình... mà mỗi người phải trang bị kỹ lưỡng nếu muốn có lợi thế khi ứng tuyển" - Thành nói.
Cũng giống như Trí, bên cạnh việc học, Nguyễn Hồng Phương Thúy (Trường ĐH Kinh tế TP.HCM) còn tham gia quản trị một câu lạc bộ chuyên môn ở trường với hơn 100 thành viên. Với cô, đây không đơn thuần là hoạt động tình nguyện mà là một công việc thực thụ, bởi Thúy phải dành toàn tâm, toàn lực phát triển chuyên môn cho các thành viên. 
Nhờ vậy, bạn có kinh nghiệm, bản lĩnh để vượt qua 5 vòng tuyển chọn khắt khe và chính thức vào làm việc tại Công ty VeXeRe.com.
Hiện tại, Thúy phụ trách mảng quản trị thương hiệu, đúng với chuyên môn mà mình đang theo học và hưởng mức lương không thua kém những người đã ra trường. 
"Cái quan trọng là tôi phải cân đối giữa thời gian học, tham gia câu lạc bộ và đi làm để không bên nào bị ảnh hưởng. Ban đầu tôi cảm thấy khá mệt, nhưng nhờ sự động viên của thầy giáo, cả về kỹ năng lẫn chuyên môn nên tôi dần thích nghi và cảm thấy sẵn sàng đón nhận mọi công việc" - Thúy chia sẻ.
Ngọc Hiển (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên: Kỳ vọng sức bật từ phát triển khoa học công nghệ

Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên: Kỳ vọng sức bật từ phát triển khoa học công nghệ

Người trẻ miền Tây vừa hào hứng vừa trăn trở, kỳ vọng về những bước tiến trong lĩnh vực mình công tác khi có cơ hội đối thoại với Thủ tướng Chính phủ về chủ đề "Thanh niên VN tiên phong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia".

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

(GLO)- Sau 36 năm làm cô giáo mầm non, năm 2017, bà Nguyễn Thị Cảm (SN 1961, thôn Thanh Giáo, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) nghỉ hưu theo chế độ. Thay vì chọn cuộc sống an nhàn, bà Cảm lại bước vào hành trình khởi nghiệp để xây dựng các sản phẩm cà phê mang thương hiệu của riêng mình khi đã ở tuổi 60.

Ksor Chiến quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương

Ksor Chiến quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương

(GLO)- Nhiều người trẻ rời quê lên phố tìm kiếm cơ hội việc làm, còn anh Ksor Chiến (SN 1996, làng Bía, xã Ia Chía, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) lại “bỏ phố về quê” để khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, hiện thực hóa ước mơ làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Anh Kpuih Xuân chăm sóc vườn cà phê của gia đình. Ảnh: M.K

Chàng trai Jrai trồng cây gì, nuôi con gì mà kiếm gần nửa tỷ đồng/năm?

(GLO)- Sau một thời gian làm công nhân tại tỉnh Bình Dương, năm 2020, anh Kpuih Xuân (28 tuổi, làng Tol, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã trở về làng khởi nghiệp từ nông nghiệp. Nhờ chịu khó học hỏi, cần cù và sáng tạo trong sản xuất, chàng trai Jrai đạt lợi nhuận gần nửa tỷ đồng/năm.

Rmah Minh: Cán bộ trẻ năng động, nhiệt huyết

Rmah Minh: Cán bộ trẻ năng động, nhiệt huyết

(GLO)- Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Gào (TP. Pleiku) kiêm Trưởng ban Công tác Mặt trận làng C, Rmah Minh là nữ cán bộ trẻ năng động, nhiệt huyết. Chị đã tích cực làm công tác dân vận, giúp đỡ người dân nghèo vươn lên trong cuộc sống.

Thợ chụp ảnh kiếm cả triệu đồng mỗi ngày nhờ dịp tết

Thợ chụp ảnh kiếm cả triệu đồng mỗi ngày nhờ dịp tết

Khắp các địa điểm nổi tiếng ở TP.HCM như: Nhà văn hóa Thanh niên, chợ Bến Thành, Hội trường Thống Nhất… đều tấp nập người dân tham quan, chụp ảnh. Nhu cầu lưu giữ những khoảnh khắc đẹp dịp đầu xuân giúp các thợ chụp ảnh trở nên bận rộn, thậm chí kiếm được tiền triệu chỉ trong một buổi sáng.