Cà phê được nhâm nhi trong mỗi buổi sáng bên bếp lửa, được theo chân bà con lên rẫy, được mang ra mời khách quý của gia đình… Không chỉ mang lại sự tỉnh táo, phấn chấn cho một ngày làm việc, cà phê đã trở thành chất keo gắn kết mọi người, là món quà quý của quá trình lao động, sản xuất.
Hoa hậu H'Hen Niê và các thành viên Ban tổ chức Hội trại Cà phê trò chuyện với một đội thi về cách rang cà phê thủ công.
Cà phê thủ công sử dụng các dụng cụ tách vỏ, rang, giã, pha chế vô cùng quen thuộc, gắn liền với sinh hoạt thường ngày của mỗi gia đình. Thế nhưng, để có tách cà phê thơm ngon, đậm đà là rất nhiều bí quyết, kinh nghiệm được truyền qua các thế hệ.
Tại Hội thi rang, giã cà phê thủ công truyền thống được tổ chức trong khuôn khổ Hội trại Cà phê "Đồng hành - chia sẻ", 15 đơn vị huyện, thị xã, thành phố đã tái hiện lại quy trình sơ chế quả cà phê khô thành hạt cà phê nhân; rang cà phê thủ công bằng bếp lửa và pha chế theo cách thường dùng của mỗi gia đình.
Một số hình ảnh ghi nhận tại hội thi:
Mỗi đội tham gia hội thi sẽ được sử dụng 3 kg cà phê quả khô làm nguyên liệu.
Sơ chế, tách vỏ quả cà phê khô bằng cách giã trong cối gỗ. Quả cà phê khô trong quá trình giã để tách vỏ. Sàng sảy kỹ để lấy hạt cà phê nhân sau khi giã. Lựa chọn các hạt cà phê nhân đồng đều trước khi rang để tránh các hạt nhỏ, vỡ bị cháy, khét.
Cà phê được rang bằng chảo gang hoặc chảo nhôm trên lửa nhỏ. Quá trình rang cần đến 30 - 40 phút cho một mẻ cà phê. Pha cà phê bằng phin là cách thường dùng trong mỗi gia đình. Nhiều đội thi còn giới thiệu cách pha cà phê bằng túi vải (cà phê vợt) thường gặp trong các gia đình người Êđê. Chế biến và thưởng thức cà phê đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa đời sống của người dân Đắk Lắk.
Sở Nông nghiệp và Môi trường Kon Tum quyết định Thành lập Tổ triển khai chỉ đạo của UBND tỉnh phối hợp điều tra vụ phá rừng trái pháp luật xảy ra tại địa bàn huyện Ia H'Drai (Tổ công tác).
Năm nay, lực lượng vũ trang tỉnh Đắk Lắk ghi nhận một bước tiến đáng kể với nhiều sáng kiến, cải tiến tiêu biểu có ứng dụng công nghệ số do chính cán bộ, chiến sĩ đơn vị thực hiện.
Bia Di tích lịch sử quốc gia "Tiểu ban Giáo dục thời kỳ 1965 – 1975" vừa được khánh thành tại xã Cư Pui (huyện Krông Bông, Đắk Lắk), ngay tại vị trí Tiểu ban Giáo dục của tỉnh đứng chân hơn 50 năm trước đã đem đến những cảm xúc sâu lắng trong lòng nhiều thế hệ ngành giáo dục tỉnh.
Sân bay quốc tế Liên Khương (Lâm Đồng), cửa ngõ hàng không quan trọng của khu vực Tây nguyên, sẽ tạm dừng khai thác trong thời gian tối thiểu 6 tháng để nâng cấp đường băng và đường lăn, với tổng mức đầu tư hơn 1 ngàn tỉ đồng.
Huyện ủy Ia H'Drai đề nghị tạm dừng xem xét khen thưởng ông Đỗ Thanh Nam - Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Cao su Sa Thầy, vì vụ phá rừng xảy ra tại lâm phần do công ty quản lý.
Sử dụng mạng xã hội bằng tài khoản ẩn danh, Nguyễn Duy Quang đã dụ dỗ các nữ sinh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, sau đó ép buộc quay phim, chụp ảnh khiêu dâm.
Sau hơn 1 giờ tiếp cận hiện trường triển khai các biện pháp chữa cháy, cứu hộ, vụ cháy tại xưởng điêu khắc gỗ quy mô lớn trên địa bàn phường Lộc Phát (TP Bảo Lộc) vẫn chưa được dập tắt.
Lực lượng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Đắk Lắk đã xác định được đối tượng đăng các clip ghi cảnh thanh niên lái xe máy bằng chân; bốc đầu xe, lái xe không đội mũ bảo hiểm.
Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng yêu cầu H.Đức Trọng sớm giải phóng mặt bằng 0,4 km còn lại để đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành dự án đường nối từ Tân Sơn (Ninh Thuận) đến Tà Năng (Lâm Đồng), trước khi sáp nhập tỉnh.
Trong năm 2024, nhiều cán bộ ở Đắk Lắk bị kỷ luật do để xảy ra tham nhũng, tiêu cực. Thông qua hoạt động điều tra, xét xử, cơ quan chức năng đã thu hồi hơn 18 tỷ đồng tiền tham nhũng.