Đám cưới… ngàn năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Không ồ ạt thành “phong trào” như ngày 9-9-2009, song năm nay không ít bạn trẻ chọn tổ chức cưới vào ngày tam thập: 10-10-2010, đúng vào dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Ngoài ra, ngày 10-10-2010 lại càng đẹp một cách… hoàn hảo vì rơi vào đúng ngày chủ nhật! Tại Gia Lai, nhiều cặp đôi đã phải đặt chỗ ở nhà hàng trước ngày cưới hàng 6-7 tháng trời để mong có được một địa điểm tổ chức ưng ý.
Những mối tình “đẹp từng cen-ti-mét”
Trong khi đắn đo chọn thực đơn cho ngày cưới rất chẵn và đẹp vào ngày 10-10-2010 ở Nhà hàng Tre Xanh Plaza, chị Nguyễn Thị Quỳnh Nga không giấu được niềm hạnh phúc khi bộc bạch: Chị và chồng sắp cưới là anh Nguyễn Quang Huấn đều sinh ra và lớn lên ở TP. Đà Nẵng, quen nhau đã 4 năm kể từ khi còn làm cùng ở Công ty Coca-Cola. Năm 2008, anh trúng tuyển vào Công ty Mobifone-Chi nhánh Gia Lai nên chuyển công tác lên Phố núi. “Sự xa cách thổi tắt những ngọn lửa nhỏ và thổi bùng lên những ngọn lửa lớn”- câu nói này của một triết gia có lẽ khá hợp với hoàn cảnh của tình yêu này. 1 năm sau, chị cũng quyết định chuyển lên cùng Công ty với anh. Chị Quỳnh Nga cho biết, khi quyết định lập nghiệp và lập gia đình ở Pleiku, chị đã xem đây là quê hương thứ hai của mình bởi “ở đây khí hậu rất mát mẻ, dễ chịu, nhịp sống lại nhẹ nhàng chứ không xô bồ như những thành phố khác”.
Đám cưới… ngàn năm ảnh 1
 
Khoảng cách địa lý cũng không làm cho tình yêu của đôi bạn Võ Hoàng Thạch-nhân viên Phòng Tín dụng Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Gia Lai và chị Lê Thị Hồng Minh-cán bộ Huyện đoàn Krông Pa vì thế mà kém lãng mạn. Tình yêu ấy vẫn ngày càng bền chặt cho dù khoảng cách giữa họ lên đến hơn 150 cây số; chưa kể chú rể còn kém cô dâu… 2 tuổi! Từ chỗ xưng hô ban đầu là chị- em, vì đã thầm cảm mến cô bạn Hồng Minh nên anh Thạch dần dần đổi sang cách xưng hô khác “bình đẳng” hơn là xưng tên, sau đó lấn thêm một bước nữa để được… làm anh! “Tình yêu không phân biệt tuổi tác mà! Hơn nữa, người yêu lớn tuổi hơn thường chín chắn hơn, chu toàn hơn”-anh Thạch “bay bổng” trong trạng thái của một người đang yêu. 
Còn bạn Nguyễn Ngọc Huyền-phường Trà Bá, TP. Pleiku vui vẻ chia sẻ tâm trạng trước ngày cưới: “Em sinh ngày 7-5 (chiến thắng Điện Biên Phủ), anh ấy sinh ngày 27-7 (ngày Thương binh Liệt sĩ), giờ hai đứa lại cưới nhau vào ngày Đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, nói chung toàn là những ngày trọng đại của đất nước, kể ra cũng… lạ và vui”. Huyền và người bạn đời tương lai là Lê Hữu Phúc gặp và yêu nhau khi cùng học ở Đại học Y Tây Nguyên (Đak Lak). Sau khi tốt nghiệp, cả hai quyết định chưa vội chuyện cưới xin mà tiếp tục học Chuyên khoa cấp I về Răng-Hàm-Mặt. Sau 9 năm quen nhau và đã có sự nghiệp vững vàng, đám cưới của họ được cả hai bên gia đình và bạn bè ủng hộ nhiệt liệt. “Năm ngoái, bạn bè cứ hỏi khi nào cưới, em nói đùa là ngày 10-10-2010 vì đó là ngày đẹp, ai ngờ thành ra đúng như vậy luôn”- Huyền cười rạng rỡ.
Cũng đầy chí tiến thủ, đôi bạn trẻ Nguyễn Văn Đức Long và Hán Thị Hiệp, yêu nhau từ khi còn sinh viên Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh nhưng đến nay mới… chịu cưới khi đang cùng làm nghiên cứu sinh Khoa Hóa mô phỏng và Hóa-Sinh tại Đại học Yong Nam, một trường đại học có tiếng tại xứ kim chi Hàn Quốc. Bố của chú rể, thầy giáo Nguyễn Văn Bửu (phường Tây Sơn, TP. Pleiku), phấn khởi cho biết đám cưới phía nhà trai sẽ diễn ra vào đúng ngày 10-10-2010 tại Gia Lai.
Đám cưới… ngàn năm ảnh 2
 
“Hạnh phúc lứa đôi hòa chung niềm vui đất nước”
“Mong ước về một tình yêu bền vững, trọn vẹn”-đó là tâm nguyện của tất cả các bạn trẻ khi quyết định đến với nhau, đặc biệt là những cặp đôi đã chọn một ngày đẹp như ngày 10-10-2010 để làm lễ cưới. Cũng vì tổ chức đám cưới đúng vào ngày Đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội nên đôi bạn trẻ Nguyễn Văn Đức Long và Hán Thị Hiệp cho biết họ quyết định cưới xong sẽ về thăm quê cô dâu ở Thanh Hóa, sau đó sẽ… thẳng tiến ra Hà Nội để được hòa mình vào không khí linh thiêng ngàn năm của đất nước, dù có… hơi muộn. Còn thầy giáo Nguyễn Văn Bửu tâm sự: “Thật vui, vì dịp này niềm vui của gia đình được hòa chung trong niềm vui chung của dân tộc Việt Nam. Vì thế, tôi cũng luôn nhắc con cái, dù đang sống ở nước ngoài, vẫn phải luôn nhớ về cội nguồn đất nước, con người biết nhớ về nguồn cội thì mới trưởng thành được…”. Tương tự, anh Quang Huấn và chị Quỳnh Nga cũng có dự định rất thú vị cho tuần trăng mật: Đi du lịch ở thủ đô Hà Nội ngàn năm.
Dù đã chọn một ngày rất đẹp, rất đáng nhớ để đánh dấu cho hạnh phúc lứa đôi của mình, song các cặp đôi cưới vào ngày 10-10-2010 đều khẳng định: “Chủ yếu là tình yêu đã chín muồi chứ không nhất thiết cứ cưới vào ngày đẹp là hôn nhân sẽ trường tồn như… ngàn năm”. Với họ, ngày đẹp đơn giản là ngày dễ nhớ, làm cho ngày vui thêm trọn vẹn, ý nghĩa. Vì thế, các cặp uyên ương cũng bày tỏ nhiều ý tưởng rất ngộ nghĩnh về hạnh phúc và giữ gìn hạnh phúc trong ngày cưới hết sức đặc biệt này. Anh Võ Hoàng Thạch không mong đợi gì hơn: “Tổ chức đám cưới vào dịp này cũng hay, vì đây là dịp ngàn năm có một mà! Còn hạnh phúc của mình nếu được chừng… 100 năm là vui rồi!”.
Có thể nói, dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội đã thổi vào tình yêu đôi lứa thêm nhiều sự thăng hoa, ý vị; và những tình yêu rất đẹp ấy cũng đã góp phần làm lan tỏa thêm ý nghĩa của sự kiện hết sức trọng đại này của dân tộc.
Phương Duyên

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.