Đắk Nông họp khẩn về chuẩn bị ban bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau khi xảy ra nhiều vụ sạt lở đất, đường sá, sáng 8.8 UBND tỉnh Đắk Nông họp khẩn, bàn và chuẩn bị thủ tục để ban bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai.
Hồ thủy lợi Đắk N'ting đang xả nước, giảm tải, tránh nguy cơ vỡ đập. Ảnh: Phan Tuấn

Hồ thủy lợi Đắk N'ting đang xả nước, giảm tải, tránh nguy cơ vỡ đập. Ảnh: Phan Tuấn

Ngày 8.8, ông Hồ Văn Mười, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông cho biết, tỉnh đã chỉ đạo cho các đơn vị liên quan thực hiện các thủ tục để ban bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai trên địa bàn tỉnh.

Theo ông Mười, hiện các đơn vị được giao nhiệm vụ đang thực hiện, củng cố một số thủ tục liên quan để ban bố. “Tôi chỉ đạo rồi. Anh em đang thực hiện. Đây là việc cần và cấp bách phải làm ngay”, ông Mười trao đổi.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp cùng đoàn công tác khảo sát tình hình sạt lở tại đập Đắk N'Ting. Ảnh: Cường Mai

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp cùng đoàn công tác khảo sát tình hình sạt lở tại đập Đắk N'Ting. Ảnh: Cường Mai

Trước đó, vào ngày 7.8, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp cùng đoàn công tác đã khảo sát tại các điểm sạt lở tại tỉnh Đắk Nông.

Sau khảo sát, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cùng các chuyên gia trong đoàn công tác đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Đắk Nông.

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp yêu cầu tỉnh Đắk Nông phải đặt an toàn tính mạng của người dân lên trên hết, cần phải ban bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai để có giải pháp ứng phó, xử lý.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp yêu cầu tỉnh Đắk Nông công bố tình trạng cấp bách về thiên tai. Ảnh: Cường Mai

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp yêu cầu tỉnh Đắk Nông công bố tình trạng cấp bách về thiên tai. Ảnh: Cường Mai

Theo Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp, tỉnh Đắk Nông cũng cần phải tính toán lại kịch bản vỡ đập Đắk N’Ting (xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong), nơi có sức chứa hơn 2,1 triệu m3 nước.

Tỉnh Đắk Nông phải tính toán đến mức thiệt hại phía hạ du nếu xảy ra vỡ đập nhằm rà soát, di dời hết người và tài sản ở phía hạ du ra khỏi vùng nguy hiểm, giảm tối đa thiệt hại.

Thống kê của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đắk Nông, mưa lũ từ cuối tháng 7 đến nay đã khiến địa bàn tỉnh xuất hiện nhiều điểm sạt lở đất, đường sá và khu dân cư.

Nghiêm trọng nhất là việc sạt lở tại bon Bu Krắc, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức; Sạt lở quả đồi bên cạnh đập thủy lợi Đắk N’Ting, xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong và sạt lở, sụt lún tại đường Hồ Chí Minh, đoạn qua địa bàn phường Nghĩa Thành, thành phố Gia Nghĩa.

Có thể bạn quan tâm

Dấu ấn di sản địa-văn hóa Tây Nguyên trong lòng đất

Dấu ấn di sản địa-văn hóa Tây Nguyên trong lòng đất

(GLO)- Di sản địa-văn hóa Tây Nguyên là tài sản vô giá của quốc gia, góp phần tạo nên sự đa dạng của nền văn hóa Việt Nam. Việc bảo tồn, phát huy giá trị nguồn tài nguyên di sản này đã trở thành nhiệm vụ quan trọng, cấp bách không những cho thế hệ hôm nay mà cả mai sau.

Lên suối tóc "ngắm" vũ điệu bazan

Lên suối tóc "ngắm" vũ điệu bazan

Huyện Krông Búk là một trong 5 đơn vị hành chính hình thành sớm nhất của tỉnh, trong suốt chiều dài lịch sử với 3 tên gọi: Buôn Hồ (thời kháng chiến chống Pháp), H4 (thời kháng chiến chống Mỹ) và Krông Búk (khi đất nước thống nhất).