Đắk Nông: Đồ chơi phát nổ nguy hiểm bán tràn lan trước cổng trường học

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Pháo nổ Pokemon, đồ chơi phát nổ không rõ nguồn gốc, được bày bán trước cổng nhiều trường tiểu học trên địa bàn TP.Gia Nghĩa (Đắk Nông), tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khi rất nhiều học sinh mua chơi. 

Đồ chơi phát nổ nguy hiểm bày bán trước cổng trường học ẢNH: THANH QUÂN
Đồ chơi phát nổ nguy hiểm bày bán trước cổng trường học ẢNH: THANH QUÂN
Loại đồ chơi phát nổ nguy hiểm này được các em học sinh gọi là Pokemon hoặc pháo nổ Pokemon. Giá một gói pháo nổ Pokemon là 2.000 đồng, có nơi bán 4.000 đồng. Trên các gói nổ Pokemon này không in nguồn gốc xuất xứ. 
Nguy hiểm đồ chơi phát nổ
Pháo nổ Pokemon có thiết kế là một gói ni lông kích thước khoảng 3 ngón tay người lớn, bên ngoài có chứa ít bột màu trắng được đóng kín và 1 túi ni lông nhỏ chứa hóa chất bên trong. 
Chỉ cần bóp nhẹ cho gói chứa hóa chất bên trong vỡ ra, sau đó hóa chất này sẽ tự làm cho gói ni lông bên ngoài trương phồng lên và sau vài chục giây, pháo Pokemon sẽ tự động phát nổ.

Đồ chơi phát nổ Pokemon ẢNH: THANH QUÂN
Đồ chơi phát nổ Pokemon ẢNH: THANH QUÂN
Vì giá tiền khá rẻ, chỉ từ 2.000 - 4.000 đồng nên rất nhiều học sinh thích thú và tìm mua pháo nổ Pokemon.
Một số em học sinh cho biết mình mua đồ chơi này để trêu chọc bạn bè bằng cách ném vào người bạn hoặc lợi dụng tiếng nổ để làm bạn giật mình.
Dễ bán, dễ mua
Qua khảo sát 4 quầy hàng tạp hóa trước 2 trường tiểu học tại TP.Gia Nghĩa, chúng tôi ghi nhận cả 4 quầy hàng đều có bán loại pháo nổ này. Chúng tôi hỏi mua pháo nổ Pokemon thì người bán hàng thì dè chừng: "Mua để làm gì vậy?”. Một số em học sinh khi thấy có người lớn hỏi mua thì thích thú chạy lại hướng dẫn sử dụng. 

Gói đồ chơi Pokemon sau khi phát nổ ẢNH: THANH QUÂN
Gói đồ chơi Pokemon sau khi phát nổ ẢNH: THANH QUÂN
Theo hướng dẫn, chúng tôi bóp gói chứa hóa chất bên trong pháo nổ Pokemon, túi ni lông bên ngoài phồng lên nhanh chóng, chưa đầy 30 giây sau thì phát nổ. Ngoài gây rát tay người cầm khi nổ, loại đồ chơi này còn văng hóa chất không xác định khắp nơi.
Theo thạc sĩ Mai Ngọc Tân, giảng viên ngành Hóa học Trường Cao đẳng Cộng đồng tỉnh Đắk Nông, loại hóa chất trong gói nổ là axit axetic, bọt màu trắng là muối bicarbonat. Khi hai loại này kết hợp với nhau sẽ tạo ra lượng khí hơi (khí CO2) làm cho vỏ bọc của loại đồ chơi Pokemon trương phồng lên và phát nổ.
Cũng theo thạc sĩ Tân, nếu loại hóa chất này bám vào da sẽ gây ngứa hoặc bỏng nhẹ, nếu bám vào mắt có thể sẽ gây viêm mắt, tổn thương mắt.

Học sinh sử dụng gói đồ chơi phát nổ Pokemon. ẢNH: THANH QUÂN
Học sinh sử dụng gói đồ chơi phát nổ Pokemon. ẢNH: THANH QUÂN
Chị Hoàng Thị Duyên (34 tuổi, ngụ P.Nghĩa Trung, TP.Gia Nghĩa) cho biết: “Hôm trước bé ở nhà cũng có mua về một gói nhưng sau khi thấy gói phát nổ nguy hiểm quá nên tôi đã cấm bé chơi món đồ chơi này. Tuy nhiên tôi vẫn rất lo ngại vì loại đồ chơi này được bày bán khắp nơi, như thế thì rất nguy hiểm cho những cháu bé khác”.
Trước những nguy hiểm tiềm ẩn từ pháo nổ Pokemon, một số trường tiểu học ở TP.Gia Nghĩa đã cấm học sinh chơi đồ chơi phát nổ nguy hiểm này.
Theo Thanh Quân (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

Hỏi cây K'nia

Hỏi cây K'nia

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quang Tuệ, người có vốn hiểu biết đáng nể về Tây Nguyên, vừa gặp tôi và than: "Em đang tìm làm một vệt clip về cây K'nia mà giờ khó tìm quá, hầu như đã hết".

null