Đắk Lắk: 'Kiều nữ' trốn trại giam quay về đầu thú vì… hối hận

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Quá trình thi hành án phạt tù, lợi dụng sơ hở của cán bộ, Phấn đã bỏ trốn.
Hôm nay, thông tin từ Viện KSND huyện Cư M’gar (Đắk Lắk) cho biết, đã ban hành cáo trạng truy tố bị can Nguyễn Thị Phấn (SN 1991, trú huyện Ea Súp) về tội “Trốn khỏi nơi giam”.
Theo hồ sơ, Phấn là phạm nhân đang chấp hành án tại phân trại 2, Trại giam Đắk Trung (Cục C10, Bộ Công an) đóng trên địa bàn xã Ea Kpam (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk).
 
Nữ phạm nhân trốn trại giam quay về đầu thú vì... hối hận - ảnh minh họa
Trước đó, Phấn bị Toà án nhân dân huyện Đắk R'lấp (Đắk Nông) tuyên phạt 8 năm 6 tháng tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Quá trình chấp hành án, Phấn được phân công việc cạo mủ cao su. Lợi dụng lúc cán bộ cho nghỉ trưa tại chỗ, Phấn bỏ trốn khỏi hiện trường lao động.
Phấn sau đó mặc đồ dân thường, xin đi nhờ xe người dân ra khu dân cư rồi bắt xe trốn lên TP Đà Lạt (Lâm Đồng).
Sau nhiều ngày bỏ trốn, nhận thức được hành vi vi phạm pháp luật của mình, Phấn tỏ ra hối hận nên quay lại trại giam đầu thú. 
Trùng Dương (Vietnamnet)

Có thể bạn quan tâm

Bế mạc Techfest Đắk Lắk 2024

Bế mạc Techfest Đắk Lắk 2024

Tối 24/9, UBND tỉnh tổ chức Lễ bế mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2024 (Techfest Đắk Lắk 2024) với chủ đề “Khát vọng xây dựng tỉnh Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh, bản sắc”.
Tổng cục Quản lý thị trường xác minh vụ tố cáo quản lý thị trường Kon Tum giữ xe trái luật

Tổng cục Quản lý thị trường xác minh vụ tố cáo quản lý thị trường Kon Tum giữ xe trái luật

Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) đã ra quyết định thụ lý tố cáo và thành lập đoàn kiểm tra, xác minh nội dung công dân tố cáo một số hành vi vi phạm của công chức Cục Quản lý thị trường tỉnh Kon Tum liên quan đến vụ tạm giữ xe chở hàng có dấu hiệu trái luật.
"Báu vật sống" ở làng Kon Kơ Tu

"Báu vật sống" ở làng Kon Kơ Tu

Nghệ nhân Y Yin (72 tuổi) ở làng Kon Kơ Tu (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum) cả đời gắn bó với khung dệt. Bà được xem là “báu vật sống” của làng khi sở hữu kỹ năng dệt điêu luyện và năng khiếu “kể chuyện” trên thổ cẩm.