Đak Đoa: Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ủy ban nhân dân huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) vừa tổ chức Hội nghị thông qua Dự thảo Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Theo đó, mục tiêu của Đề án là đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng ngành nông nghiệp đạt bình quân 6%/năm. Tốc độ tăng năng suất lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản phấn đấu đạt 7%/năm. Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản được sản xuất dưới các hình thức hợp tác và liên kết đạt trên 30%. Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông nghiệp được sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt hoặc tương đương đạt trên 25%. Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt trên 20%. Tốc độ tăng giá trị gia tăng công nghiệp chế biến nông sản đạt trên 8%/năm. Diện tích nhóm đất nông nghiệp sản xuất hữu cơ đạt khoảng 1,5-2% tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp. Tốc độ tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt bình quân khoảng 5%/năm.

 Nông dân xã Ia Băng (huyện Đak Đoa) trao đổi kinh nghiệm trồng cà phê. Ảnh: Thanh Nhật
Nông dân xã Ia Băng (huyện Đak Đoa) trao đổi kinh nghiệm trồng cà phê. Ảnh: Thanh Nhật


Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi lên 25%, ngành trồng trọt và chế biến 70% vào năm 2025. Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội phấn đấu giảm còn khoảng 25%. Tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo đạt trên 55%. Trên 80% hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả. Thu nhập của cư dân nông thôn tăng ít nhất 1,8 lần so với năm 2020. Tăng nhanh tỷ lệ sử dụng giống mới, giống chất lượng cao cho hoạt động sản xuất, phù hợp với điều kiện tự nhiên và vùng quy hoạch phát triển, nhằm tạo ra đột phá mới về năng suất, chất lượng sản phẩm…

Cùng với đó, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp thời kỳ 2021-2030 đạt 9-12%/năm, ngành lâm nghiệp đạt 5-6%/năm và ngành thủy sản đạt 3-4%/năm, chăn nuôi 7-10%.  Giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích đến năm 2025 tăng gấp 1,3 lần so với năm 2020 và đến năm 2030 tăng 1,5 lần so với năm 2025. Tạo sự đổi mới về thể chế, hoàn thiện và đồng bộ các cơ chế, chính sách về phát triển nông nghiệp, tăng tính bền vững trong sản xuất nông nghiệp, bảo vệ môi trường, thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới.

 

THANH NHẬT

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với vùng cao nguyên đất đỏ, ông Huỳnh Đức Xuyến (320 Nguyễn Huệ, thị trấn Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã trải qua bao thăng trầm cùng cây cà phê. Chính từ sự kiên trì cùng với việc chọn hướng đi phù hợp, ông đã nhận được “quả ngọt” từ loại cây công nghiệp này.