Đặc sản làng Mèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Để bù đắp cho sự khó khăn của người dân đang sinh sống tại vùng đất Đak Pling (xã cách trung tâm huyện Kông Chro, Gia Lai gần 40 km) ngoài phong cảnh hữu tình thì thiên nhiên còn ban tặng cho nơi đây không ít những sản vật “lạ” mà ít nơi nào trong tỉnh có được.
Trung tâm xã Đak Pling quanh năm mây phủ. Ảnh: Nguyễn Huy
Trung tâm xã Đak Pling quanh năm mây phủ. Ảnh: Nguyễn Huy
Trên chiếc xe “cào cào” (loại xe Win đặc chủng được nhiều người thường gọi) chúng tôi tìm cách vật lộn với con đường trơn trượt và “bò” qua hơn 20 ngầm suối đầy đá nhọn. Nhiều nơi lòng suối sâu nước chảy xiết buộc tất cả mọi người muốn qua lại đều phải cần đến sự trợ giúp của các thanh niên nhiệt tình giúp đỡ gần đó với giá mỗi lượt 50 ngàn đồng.
Rồi tất cả những mệt nhọc cũng tan biến khi trước mắt chúng tôi là một phong cảnh nên thơ với những ngọn núi nhấp nhô được bao phủ bởi những tầng mây trắng xóa trông như Sa Pa. Gần đó là trung tâm hành chính xã nối theo là mái nhà rông cùng hàng chục nhà sàn nhấp nhô đang “nhả khói” chuẩn bị cho buổi cơm cuối ngày.
Cây Doak loại cây chỉ có tại xã Đak Pling. Ảnh: Nguyễn Huy
Cây Doak loại cây chỉ có tại xã Đak Pling. Ảnh: Nguyễn Huy
Có mặt tại trụ sở xã, sau nhiều năm gặp lại, chưa kịp chào hỏi, anh Đinh Văn Cờ-cán bộ phụ trách công tác Mặt trận xã liền hỏi: Các anh đi khi nào mà giờ có mặt ở đây? 4 giờ trước-chúng tôi đáp. Anh lại hỏi: Các anh đi có hỏi ai không? suối nước lớn cuốn trôi cả người và xe hôm trước mà anh đi được thì… Anh lắc đầu và cuộc chuyện trò giữa những người bạn lâu năm diễn ra thâu đêm bên trong mái nhà sàn được làm theo kiểu truyền thống của đôi vợ chồng trẻ vừa mới dựng với những “đặc sản” mà thiên nhiên ban tặng cho người dân nơi đây.
Anh khoe, đến đây nếu chưa một lần thử món dế cơm và nước Doak (nhiều người nơi đây còn gọi là rượu Doak, bia Đak Pling) thì coi như chưa đến. Dứt lời, anh từ từ cho chúng tôi thưởng thức món dế, anh nói: Ở đây không phải là dế thường gầy nhom như những chỗ khác mà là loại dế cơm do phải thích nghi với thời tiết quanh năm lạnh buốt nơi đây nên con nào cũng to, béo, sau khi được nướng qua bằng sức nóng của những cọng rơm vàng sẽ cho mùi thơm rất đặc biệt.
Đặt bên cạnh đĩa dế vàng ươm là thức uống có vị “lạ” mà anh nói đó là loại nước Doak-được lấy từ cây cùng tên. Cảm giác ban đầu khi uống loại nước này có màu hơi đục, vị chua chua, ngọt ngọt sau một lúc vừa uống và nhâm nhi đĩa dế cơm chúng tôi mới cảm nhận được hương vị cũng như tác dụng quý của loại cây chỉ mọc ở chốn này.
Chiết mật từ cây Doak làm ra rượu. Ảnh: Nguyễn Huy
Chiết mật từ cây Doak làm ra rượu. Ảnh: Nguyễn Huy
Anh Nhe-một người dân sinh sống tại làng Mèo Lớn ngồi cạnh, anh nói: Thay vì uống các loại rượu khác thường gây nhức đầu thì với loại nước Doak ai cũng dùng được, nếu dùng ít thì làm cho cơ thể ấm còn nhiều cũng không ảnh hưởng gì đến công việc của ngày hôm sau.
Qua tìm hiểu và quan sát loại cây Doak, cây rất giống cây dừa, thân cho ra nhiều buồng và quả trông như quả cau, khi già trái to bằng một quả trứng gà, cây thích nghi với môi trường có khí hậu lạnh vùng này. Khi cây trỗ từ 2 đến 3 buồng thì bắt đầu lấy nước, mỗi lần lấy được 3-5 lít, thời gian lấy nước chỉ vào buổi sáng nếu quá trưa cây sẽ cho nước chua và không thể để quá 10 giờ thay vì một ngày.
Khi lấy phải đặt bên trong chiếc ghè một trái bắp hương (bắp nếp địa phương vỏ đỏ hạt vàng) nướng chín, đen (nếu không có bắp dùng một ít lá cây Doak già vò cuộn lại), một ít vỏ cây t’nghênh (có vỏ và lõi màu trắng). Nước Doak thường được người dân trong vùng khai thác trong những mùa bắt đầu làm rẫy hay khi thu hoạch mùa vụ để mời những người đã giúp mình. Do không thể để quá một ngày nên tiếng lạ đồn xa và ai một lần đến cũng muốn nếm thử thức uống đặc biệt này cùng với vị chua từ món dế cơm nướng.
Nguyễn Huy

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.