Đà Lạt khẩn cấp cưa hạ 15 thông trên đèo Prenn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cơ quan chức năng TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) khẩn cấp cưa hạ 15 cây thông nằm bên mép bờ ta luy dương trên đèo Prenn.

Sáng 2.4, các cơ quan chức năng TP.Đà Lạt khẩn cấp huy động lực lượng chuyên môn cưa hạ 15 cây thông bên mép bờ ta luy dương trên đèo Prenn nhằm bảo đảm an toàn giao thông trong mùa mưa bão.

Khẩn cấp cưa hạ thông dọc đèo trước mùa mưa bão. Ảnh: LÂM VIÊN
Khẩn cấp cưa hạ thông dọc đèo trước mùa mưa bão. Ảnh: LÂM VIÊN

Như Thanh Niên đã phản ánh, sau 2 cơn mưa lớn chiều 31.3 và 1.4, trên đèo mới được mở rộng từ 2 lên 4 làn đường bị sạt lở đất đá tại Km 225.

Ngay sau khi xảy ra vụ việc, lãnh đạo TP.Đà Lạt, Ban Quản lý dự án giao thông tỉnh Lâm Đồng, chủ đầu tư dự án nâng cấp mở rộng đèo Prenn đã có mặt tại hiện trường để chỉ đạo việc khắc phục sự cố. Lực lượng Cảnh sát giao thông thường trực để điều tiết giao thông.

Cưa hạ cây thông có nguy cơ ngã đổ bên bờ ta luy dương. Ảnh: LÂM VIÊN
Cưa hạ cây thông có nguy cơ ngã đổ bên bờ ta luy dương. Ảnh: LÂM VIÊN

Theo Ban Quản lý rừng Lâm Viên (đơn vị quản lý rừng thông), chiều 1.4, sau khi khảo sát đoạn đường có bờ ta luy bị sạt lở, lãnh đạo TP.Đà Lạt chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn cấp cưa hạ 15 cây thông nằm cheo leo bên bờ ta luy dương có nguy cơ sạt trượt trong mùa mưa bão sắp tới để phòng tránh nguy hiểm cho người và phương tiện qua lại đèo.

Tại hiện trường, PV chứng kiến những cây thông được cưa hạ có đường kính từ 30 cm đến hơn 60 cm, cây cao từ 7 - 18 m. Một số hình ảnh cưa hạ thông:

Phong tỏa từ thác Datanla đến chân đèo để cưa hạ thông. Ảnh: LÂM VIÊN

Phong tỏa từ thác Datanla đến chân đèo để cưa hạ thông. Ảnh: LÂM VIÊN

Thu dọn cây thông sau khi cưa hạ. Ảnh: LÂM VIÊN

Thu dọn cây thông sau khi cưa hạ. Ảnh: LÂM VIÊN

Cưa hạ thông dọc đèo để phòng tránh sạt lở nguy hiểm. Ảnh: LÂM VIÊN

Cưa hạ thông dọc đèo để phòng tránh sạt lở nguy hiểm. Ảnh: LÂM VIÊN

Hiện trường vụ cưa hạ thông. Ảnh: LÂM VIÊN
Hiện trường vụ cưa hạ thông. Ảnh: LÂM VIÊN
15 cây thông dọc đèo được cưa hạ khẩn cấp. Ảnh: LÂM VIÊN

15 cây thông dọc đèo được cưa hạ khẩn cấp. Ảnh: LÂM VIÊN

Thu dọn thông mới cưa hạ. Ảnh: LÂM VIÊN

Thu dọn thông mới cưa hạ. Ảnh: LÂM VIÊN

Một cây thông bên mép bờ ta luy được cưa hạ. Ảnh: LÂM VIÊN
Một cây thông bên mép bờ ta luy được cưa hạ. Ảnh: LÂM VIÊN
Thu dọn cây thông vừa được cưa hạ. Ảnh: LÂM VIÊN

Thu dọn cây thông vừa được cưa hạ. Ảnh: LÂM VIÊN

Các cơ quan chức năng chứng kiến việc cưa hạ thông. Ảnh: LÂM VIÊN

Các cơ quan chức năng chứng kiến việc cưa hạ thông. Ảnh: LÂM VIÊN

Một cây thông có đường kính khoảng 70 cm được cưa hạ để bảo đảm an toàn. Ảnh: LÂM VIÊN

Một cây thông có đường kính khoảng 70 cm được cưa hạ để bảo đảm an toàn. Ảnh: LÂM VIÊN

Có thể bạn quan tâm

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.