Cuốn sách vượt lên trên 'điều cấm kỵ nhất'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Dù đã biết nội dung của câu chuyện, người ta vẫn có thể rung động với từng câu chữ của tác phẩm "Hachiko-chú chó đợi chờ".

Hãy thử hỏi một độc giả, dù họ yêu sách đến cuồng nhiệt hay chỉ đơn giản là một người thỉnh thoảng mới dành thời gian cho việc đọc, điều gì khiến họ dễ đánh mất hứng thú với một cuốn sách nhất?

Tôi tin phần lớn đều có chung một đáp án: đó là khi họ, dù vô tình hay hữu ý, biết trước nội dung của cuốn sách đó. Ở thời đại này, với lượng thông tin khổng lồ mà chúng ta có thể dễ dàng tiếp cận từng giờ từng phút, việc bị tiết lộ "nguyên liệu chính" của mọi tác phẩm nghệ thuật giống như một "điều cấm kỵ" vậy.

Ấy thế mà, có một câu chuyện mạnh mẽ và đầy rung cảm tới mức vượt qua được "lời nguyền" đó, bạn có tin không?

Cứ để tôi tóm tắt nhanh những gì mà có thể bạn đã thừa biết, hoặc ít nhất cũng từng được nghe kể thoáng qua đâu đó: Mùa xuân năm 1924, có một vị giáo sư người Nhật mua một chú chó và đặt tên nó là Hachiko.

Ông sống ở Tokyo và ngày nào cũng bắt tàu đi làm từ Shibuya, với chú chó nhỏ lẽo đẽo theo tiễn ông tới tận cửa ga. Và cũng mỗi ngày như vậy, đúng 5 giờ chiều, Hachiko lại xuất hiện ở bến tàu, chờ nghe tiếng chiếc gậy ba toong của người chủ ân cần, vui vẻ đón ông về.

Những ngày hạnh phúc đó kéo dài chỉ hơn một năm, kết thúc vào cái ngày vị giáo sư kia qua đời vì một cơn đột quỵ. Kể từ đó, ông không bao giờ đón tàu trở về bến Shibuya sau một ngày dài nữa, nhưng có một chú chó, bất chấp nắng mưa, gió tuyết, chiều nào cũng đứng chờ. Và Hachiko đã làm điều đó suốt cả cuộc đời mình: 9 năm, 9 tháng và 15 ngày, cho đến tận ngày chú chó qua đời.

 

 Tác phẩm Hachiko - chú chó đợi chờ của nhà văn Luis Prats.
Tác phẩm Hachiko - chú chó đợi chờ của nhà văn Luis Prats.


Hachiko – chú chó đợi chờ là câu chuyện nổi tiếng đến mức đã gần một thế kỷ trôi qua, nó vẫn là biểu tượng rực rỡ về tình bạn và lòng trung thành được ngưỡng mộ không chỉ bởi người dân Nhật Bản mà là của cả thế giới, bất chấp những khác biệt về văn hoá.

Nhưng việc đã biết toàn bộ “nội dung” của câu chuyện đó có ngăn cản người ta mua một cuốn sách kể lại cuộc đời Hachiko?

Không! Vượt lên những câu chữ mềm mại và sâu lắng của nhà văn Luis Prats, hơn cả ước muốn được thể hiện sự trân trọng với một "người bạn trung thành" đặc biệt, tôi tin mỗi độc giả mua cuốn sách này, bằng một cách nào đó, đều cảm nhận được: nó là một chặng nghỉ cần thiết trong cuộc sống bận rộn hiện tại, nơi chúng ta được ngồi xuống, và thanh tẩy tâm hồn mình.

Không phải mọi cuốn sách làm bạn phải bật khóc khi đọc đều là một cuốn sách hay, nhưng ít nhất đó là một tác phẩm chạm tới được những cảm xúc thiêng liêng và có giá trị nhất trong bạn.

May mắn thay, Hachiko – chú chó đợi chờ còn làm được nhiều hơn thế. Vì ngay vào khoảnh khắc bạn nức nở nhất, có thể vì thương cảm Hachiko, có thể vì xót xa và tiếc nuối cho một tình bạn đẹp đẽ đến khó tin giữa chủ tớ giáo sư Eisaburo, thì bạn vẫn có thể nhoẻn miệng cười ngay sau đó chỉ một khoảnh khắc.

Bởi bạn cảm thấy thanh thản khi phát hiện ra, thế giới này thật diệu kì vì ở đâu đó luôn có những mối quan hệ hay thứ tình cảm đáng trân quý đến vậy; và biết đâu, bạn cũng đang có hoặc sắp có một Hachiko của riêng mình, dưới một hình hài khác, trong một câu chuyện khác…

Tôi cũng sẽ không cho phép mình quên nhắc đến họa sĩ Zuzanna Celej khi giới thiệu cuốn sách này với bất kỳ ai. Những bức tranh bằng màu nước, với tông vàng nâu vừa xưa cũ, vừa đượm buồn của hoạ sĩ này hợp tới kỳ lạ với câu chuyện được kể, không còn dừng lại giống như “minh họa” cho những lời văn, mà giống như một bộ sưu tập những khoảnh khắc đẹp đẽ nhất về Hachiko và vị giáo sư đáng kính, đưa người đọc trở về đúng với nước Nhật của gần một thế kỷ trước.

Đơn giản nhưng chứa đựng tình cảm, các bức vẽ làm câu chuyện này thấm vào lòng ta nhẹ nhàng như những bông tuyết đầu đông tan ra trên bộ lông của Hachiko vậy.

Chẳng biết có phải là một sự trùng hợp đáng yêu hay không, nhưng rất nhiều đoạn trong cuốn sách được kể vào những ngày mùa đông, cũng là mùa chúng ta đang trải qua lúc này. Vào những ngày rảnh rang cận kề Giáng sinh thế này, hình như cái lạnh làm người ta dễ xao động cũng như thèm được ủ ấm hơn. Và tôi sẽ rúc tay mình vào Hachiko-chú chó đợi chờ!

Theo Zing.vn

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Các nghệ nhân xã Glar (huyện Đak Đoa) chụp ảnh lưu niệm trước tác phẩm “Nét Tây Nguyên”. Ảnh: N.A.M

“Nét Tây Nguyên”

(GLO)- Tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 vừa diễn ra ở khu vực Bảo tàng tỉnh Gia Lai, tác phẩm “Nét Tây Nguyên” gồm 1 cụm 5 trụ gỗ của nhà điêu khắc Nguyễn Nam-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tạo nên điểm nhấn, một nét Tây Nguyên riêng có giữa lòng phố núi.

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.