Covid-19: Nguy cơ xuất hiện siêu biến thể ở Indonesia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Các chuyên gia bệnh truyền nhiễm cảnh báo tốc độ và quy mô của đợt bùng phát Covid-19 ở Indonesia đã tạo ra 2 nơi sinh sản hoàn hảo cho một siêu biến thể mới tiềm tàng.

Tuần trước, Indonesia đã vượt Ấn Độ và Brazil để trở thành nước có số ca nhiễm mới mỗi ngày cao nhất thế giới. Vào ngày 23-7, Indonesia ghi nhận 49.071 ca nhiễm mới và 1.566 ca tử vong.

"Biến thể mới luôn luôn xuất hiện ở các khu vực hay các nước không thể kiểm soát tình trạng bùng phát. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết nếu hơn 5% các xét nghiệm cho kết quả dương tính, sự bùng phát đã trở nên không thể kiểm soát. Tại Indonesia, tỉ lệ này đã vượt 10% khoảng 16 tháng ở giai đoạn đầu của dịch và hiện giờ là hơn 30%. Vậy bạn có thể tưởng tượng khả năng Indonesia tạo ra một biến thể mới hoặc một siêu biến thể Covid-19 cao thế nào" - ông Dicky Budiman, một nhà dịch tễ học người Indonesia chuyên nghiên cứu về các biến thể của SARS-CoV-2 tại trường ĐH Griffith (Úc), nói.

 

Indonesia ghi nhận số người tử vong vì Covid-19 cao kỷ lục trong ngày 22-7. Ảnh: EPA
Indonesia ghi nhận số người tử vong vì Covid-19 cao kỷ lục trong ngày 22-7. Ảnh: EPA


Ông Amin Soebandrio, giám đốc Viện Eijkman - một tổ chức chính phủ nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm nhiệt đới và mới xuất hiện, cho biết trong khi chưa có biến thể mới nào xuất hiện ở Indonesia, sự cảnh giác là rất quan trọng. "Với số lượng ca nhiễm ngày càng tăng, chúng tôi không thể phủ nhận rằng điều đó có thể xảy ra và phải quan sát cẩn thận để xác định các biến thể mới ngay khi chúng xuất hiện" - ông Soebandrio nhấn mạnh.

Virus liên tục thay đổi thông qua các đột biến gien của chúng để tạo ra các biến thể tiên tiến hơn. Chỉ khi biến thể mới tăng khả năng lây lan hoặc tăng độc lực, làm tăng nguy cơ nhập viện hoặc tử vong ở người nhiễm bệnh, WHO mới xếp vào nhóm "đáng lo ngại".

Thế giới đang có 4 biến thể đáng lo ngại gồm: Alpha (phát hiện lần đầu ở Anh), Beta (phát hiện lần đầu ở Nam Phi), Delta (phát hiện lần đầu ở Ấn Độ) và Gamma (phát hiện lần đầu ở Brazil). Ông Soebandrio cho biết tất cả các biến chủng trên, trừ Gamma, đã xuất hiện ở Indonesia, trong đó Delta trở thành biến thể trội.

Theo ông Shahid Jameel, nhà virus học hàng đầu của Ấn Độ, tình hình ở Indonesia rất giống với làn sóng thứ hai tại Ấn Độ do tỉ lệ tiêm chủng thấp. Bộ Y tế Indonesia cho biết chỉ 8% dân số nước này được tiêm vắc-xin đầy đủ.

Theo Bảo Hạnh (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam ghi nhận 2 ca bệnh cực hiếm, toàn cầu mới có 4 trường hợp

Việt Nam ghi nhận 2 ca bệnh cực hiếm, toàn cầu mới có 4 trường hợp

Ngày 14/12, tại Hội nghị Khoa học Kỹ thuật với chuyên đề “Nâng cao hiệu quả và chất lượng điều trị tai mũi họng” được Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM tổ chức, các bác sĩ đã chính thức công bố về 2 ca mắc bệnh cực hiếm vừa được ghi nhận tại Việt Nam, y văn thế giới mới chỉ có 4 trường hợp được báo cáo.

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.