Công ty Cao su Chư Prông: Giải pháp kỹ thuật làm lợi hàng tỷ đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhờ áp dụng giải pháp “Tối ưu hóa việc sử dụng vi sinh hoạt tính để giảm chi phí xử lý nước thải chế biến mủ cao su”, mỗi năm, Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông tiết kiệm gần 1 tỷ đồng trong việc xử lý nước thải chế biến mủ cao su. Giải pháp đã đạt giải ba Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh lần thứ 11 năm 2022-2023.

Giải pháp do nhóm tác giả: Võ Toàn Thắng, Phan Thanh Hà, Nguyễn Hoàng Tuấn, Lương Quang Hiến và Trần Thị Thu Thủy thực hiện. Chia sẻ về giải pháp, ông Nguyễn Hoàng Tuấn-Trưởng phòng Quản lý chất lượng (Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông) cho hay: Đầu năm 2019, Công ty dành hơn 40 tỷ đồng để đầu tư Dự án cải tạo và nâng cấp hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su, công suất từ 1.000 m3/ngày đêm nâng lên 1.200 m3/ngày đêm. Dự án được nghiệm thu và đưa vào sử dụng vào cuối năm 2020.

Tuy nhiên, chi phí cho hệ thống xử lý nước thải trong chế biến mủ cao su vẫn cao (13.800 đồng/m3 nước thải) so với mặt bằng chung của các đơn vị trong ngành. Vì thế, chúng tôi đã nghiên cứu và tìm ra giải pháp lấy nước thải trong bể mương oxy hóa (được nuôi cấy men tạo ra vi sinh hoạt tính) đưa về bể nước thải điều hòa để tạo ra phản ứng phân hủy hiếu khí.

Với cách làm này, không cần sử dụng hoạt chất nhưng Công ty vẫn xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn 1A theo Quy chuẩn 01.2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Nhờ đó, chi phí xử lý nước thải giảm xuống 7.800 đồng/m3. Giải pháp này đã làm lợi cho Công ty hơn 948 triệu đồng/năm.

Ông Nguyễn Hoàng Tuấn (bìa phải)-Trưởng phòng Quản lý chất lượng (Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông) hướng dẫn quy trình xử lý nước tại bể mương oxy hóa. Ảnh: Đ.Y

Ông Nguyễn Hoàng Tuấn (bìa phải)-Trưởng phòng Quản lý chất lượng (Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông) hướng dẫn quy trình xử lý nước tại bể mương oxy hóa. Ảnh: Đ.Y

Để có được kết quả trên, nhóm tác giả đã đề ra 4 mục tiêu cốt lõi khi nghiên cứu đề tài gồm: tính mới, sáng tạo; có khả năng áp dụng rộng rãi; tính hiệu quả kinh tế-kỹ thuật cao; tái sử dụng nước phục vụ sản xuất chế biến mủ cao su.

Ông Tuấn cho biết: Nhóm đã sử dụng vi sinh tùy nghi từ mương oxy hóa để đưa vào các bể điều hòa nước thải đầu nguồn. Điều này giúp phân hủy một phần các chất ô nhiễm trong nước thải trước khi đưa vào quá trình phân hủy sinh học hiếu khí. Việc này giúp tối ưu hóa quá trình chuyển hóa và phân hủy chất hữu cơ xảy ra tại các bể điều hòa, giảm tải quá trình phân hủy sinh học hiếu khí. Ngoài ra, giải pháp còn tận dụng vi sinh tùy nghi đã có trong hệ thống mương oxy hóa, không cần tăng thêm chi phí nuôi cấy vi sinh hoạt tính và không phải sử dụng hóa chất để xử lý nước thải trong vận hành.

Cũng theo ông Tuấn, giải pháp này ứng dụng dễ dàng, chi phí chỉ khoảng 86 triệu đồng, bao gồm mua dụng cụ vật tư ống nước, test thử nghiệm nước thải 12 lần và nhân công thực hiện đề tài. Đặc biệt, việc áp dụng giải pháp này không làm thay đổi thiết kế ban đầu của hệ thống xử lý nước thải đã có. Chính vì vậy mà giải pháp có khả năng áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực môi trường. Bởi hiện nay, một số công ty sản xuất cao su ở khu vực Tây Nguyên đều có hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ phân hủy hiếu khí bằng bể aerotank. Bể aerotank là hệ thống xử lý nước thải sử dụng quá trình phân hủy sinh học để loại bỏ các chất ô nhiễm trong nước thải.

Nước thải được xử lý sạch, quay lại sử dụng vào chế biến mủ cao su. Ảnh: Đinh Yến

Nước thải được xử lý sạch, quay lại sử dụng vào chế biến mủ cao su. Ảnh: Đinh Yến

“Nếu lấy giải pháp của chúng tôi áp dụng vào hệ thống xử lý nước thải này thì thực hiện được 2 vấn đề chính. Đó là thay đổi vi sinh hoạt động tại bể aerotank. Nếu đang là vi sinh hiếu khí sẽ được thay bằng vi sinh tùy nghi. Sau đó, đưa lượng bùn tại bể aerotank được cấp liên tục đến bể điều hòa hoặc đến bể chứa nước thải đầu nguồn để thực hiện phân hủy hiếu khí, tối ưu hóa vi sinh hoạt tính. Việc này giúp giảm chi phí hóa chất và tăng hiệu suất xử lý các ô nhiễm khác trong nước thải”-ông Tuấn thông tin.

Ông Lương Mậu Long-nhân viên kỹ thuật môi trường Nhà máy chế biến mủ cao su-thông tin: Trước đây, hàng ngày, tôi phải hòa trộn các hóa chất vào thùng chứa để xử lý nước thải trong chế biến mủ cao su. Việc này rất tốn thời gian, công sức. Nhờ áp dụng giải pháp này mà công đoạn kiểm tra hệ thống nước thải tự động của Nhà máy được rút ngắn hơn 1 giờ. Hệ thống xử lý nước thải của Nhà máy hoạt động tự động, khép kín, các chỉ số nước thải được đo chính xác từng giờ để báo về hệ thống xử lý nước thải đặt tại Sở Tài nguyên và Môi trường, đủ tiêu chuẩn mới cho xả thải ra môi trường.

Bà Lương Thị Tuyết Vinh-Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường) đánh giá: Giải pháp “Tối ưu hóa việc sử dụng vi sinh hoạt tính để giảm chi phí xử lý nước thải chế biến mủ cao su” đã mang lại hiệu quả cao về mọi mặt. Không chỉ mang lại hiệu quả cao về kinh tế mà với giải pháp này, nước thải sau khi xử lý còn sử dụng vào sản xuất để chế biến mủ cao su. Bên cạnh đó, giải pháp còn được thực hiện trong ủ compost bùn thải làm chất tạo mùn bón lót cho cây trồng. Ngoài ra, còn mang tính hiệu quả xã hội như cải thiện môi trường lao động, cải thiện chất lượng cuộc sống và thúc đẩy quan hệ cộng đồng”.

Có thể bạn quan tâm

Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree tiến hành khảo sát và lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng trên địa bàn tỉnh. Ảnh: M.P

Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree tiên phong lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng

(GLO)- Sau khi khảo sát và làm việc với đơn vị chủ rừng, Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree (TP. Hồ Chí Minh) đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh đề nghị chủ trương thí điểm lập dự án trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng trên địa bàn tỉnh.

Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên đã áp dụng giải pháp kết nối tự động xuất HĐĐT theo từng lần bán hàng tại các cửa hàng thuộc hệ thống. Ảnh: S.C

Cục Thuế tỉnh Gia Lai hỗ trợ doanh nghiệp kết nối tự động phát hành hóa đơn bán lẻ xăng dầu

(GLO)- Để hoàn thành mục tiêu 100% cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu áp dụng giải pháp kết nối tự động khi phát hành hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo từng lần bán hàng, UBND tỉnh Gia Lai giao các sở, ban, ngành, địa phương phối hợp với Cục Thuế tỉnh hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ xăng dầu.

Đón dòng đầu tư mới

Đón dòng đầu tư mới

Trong xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng và diễn biến phức tạp về địa chính trị trên thế giới, Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong ngành công nghiệp bán dẫn.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này