(GLO)- Với các công trình xây dựng giao thông, giải phóng mặt bằng (GPMB) luôn là vấn đề nan giải. Thậm chí có dự án, không ít lần nhà thầu đã có ý định “bỏ của chạy lấy người” vì GPMB chậm, giá công trình đội lên cao gấp nhiều lần. Làm thế nào để gỡ được “nút thắt” này? Giải pháp thì có nhưng để thực hiện một cách đồng bộ, quyết liệt là việc không dễ dàng.
Khi dự án giao thông bị… ách tắc giao thông
Đường tỉnh 667 nối trung tâm thị xã An Khê đến cầu Yang Trung (huyện Kông Chro) được phê duyệt theo Quyết định số 2063/QĐ-UBND của Ủy ban Nhân dân tỉnh ngày 24-12-2007 với tổng mức đầu tư gần 96,14 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, Sở Giao thông-Vận tải được giao làm chủ đầu tư. Con đường dài gần 29 km này có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của huyện Kông Chro khi nó “độc đạo” nối Kông Chro với Đak Pơ, An Khê (lúc đường Trường Sơn Đông chưa xây dựng).
Trước khi nâng cấp, 667 là đường giao thông cấp 5 miền núi với chỉ một làn xe, bề rộng mặt đường là 3,5 mét, láng nhựa. Đường được xây dựng khá lâu và đã xuống cấp trầm trọng với những ổ gà, ổ voi và kéo theo không ít tai nạn giao thông... Bởi vậy, việc cải tạo, nâng cấp đường 667 thành đường cấp 4 miền núi với bề rộng mặt đường 5,5 mét được trải bê tông nhựa là niềm mong mỏi lớn của người dân nơi đây. Dự kiến tháng 6-2011, dự án sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng, tuy nhiên mới đây, chủ đầu tư đã phải làm đơn xin gia hạn thời gian thi công (đã được UBND tỉnh phê duyệt) đến ngày 31-12-2011. Nguyên nhân của sự chậm trễ này, ngoài yếu tố trượt giá thì chủ yếu là do vướng ở công tác GPMB.
Có “số phận” buồn thảm hơn đường tỉnh 667 là đường tỉnh 670B. Dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 9-2009 và bắt đầu triển khai thi công từ tháng 10-2008, nhưng dự án giao thông này cũng bị… nghẽn giao thông do chưa rốt ráo việc GPMB. Gói thầu số 1 (km17+540-km19) đã phải dừng giữa chừng chờ điều chỉnh và GPMB nên đến tháng 5-2010 mới tiến hành thi công lại. Hiện đường 670B đã thi công xong nền, mặt đường, cống thoát nước, còn phần cầu qua suối Ia Kram vẫn còn… lùm xùm do mới GPMB xong 12/14 hộ, 2 hộ còn lại kiên quyết không đồng ý phương án bồi thường. Tuy vậy, UBND tỉnh vừa bổ sung thêm 2 tỷ đồng để giải quyết rốt ráo công tác GPMB tại đây nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công, đảm bảo đường 670B sẽ hoàn thành vào năm 2012.
Giải pháp nhiều nhưng…
“Hầu như các dự án giao thông nào cũng bị vướng khâu GPMB do người dân không hợp tác”- ông Phan Hữu Hiếu, Trưởng ban Quản lý các dự án Giao thông (Sở Giao thông-Vận tải) nhận định. Bởi vậy, với các nhà thầu và chủ đầu tư, mặt bằng là mối lo lớn thường trực. Thực tế, việc các dự án, các công trình bị vướng trong GPMB vẫn diễn ra hàng ngày khiến tiến độ cũng như chất lượng công trình bị ảnh hưởng lớn, dù rằng năm 2007, công tác GPMB đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế tách riêng thành tiểu dự án giao cho chính quyền các địa phương làm chủ đầu tư.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng cơ bản giao thông, nguyên nhân khiến công tác GPMB chậm chạp và vướng mắc trường kỳ là do sự vào cuộc chưa thật sự quyết liệt ở nhiều chính quyền các địa phương. Hầu hết các địa phương không có cơ quan chuyên trách về GPMB nên khi triển khai thường gặp lúng túng. Bên cạnh đó, không thể không nhắc tới tình trạng một số địa phương còn có tâm lý phân biệt giữa công trình do địa phương làm chủ đầu tư và các công trình quốc gia đi qua địa bàn, từ đó chưa tận tâm tận lực với những công trình không thuộc địa phương, gắn liền với quyền lợi của địa phương mình.
Ông Phan Hữu Hiếu nêu quan điểm: “Hiện nay, công tác GPMB mỗi nơi làm một kiểu, có cách hiệu quả nhưng cũng có cách không mấy được lòng dân. Thông thường, thời gian từ lúc phê duyệt dự án đến khâu thiết kế, đấu thầu và khởi công mất khoảng 9 tháng- một khoảng thời gian khá dài. Vậy nên sau khi dự án phê duyệt xong cần tiến hành ngay công tác GPMB để tiết kiệm thời gian, không nên duy trì cách làm vừa GPMB vừa thi công như hiện nay”. Ngoài ra, các nguồn vốn cho xây dựng cơ bản giao thông, đặc biệt là vốn từ ngân sách ngày càng hạn chế khiến công tác GPMB càng trở nên khó khăn. Cần có sự phối hợp và hỗ trợ nhiều hơn từ phía các địa phương đối với các dự án giao thông nhằm đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành theo kế hoạch.
Khi dự án giao thông bị… ách tắc giao thông
Đường tỉnh 667 nối trung tâm thị xã An Khê đến cầu Yang Trung (huyện Kông Chro) được phê duyệt theo Quyết định số 2063/QĐ-UBND của Ủy ban Nhân dân tỉnh ngày 24-12-2007 với tổng mức đầu tư gần 96,14 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, Sở Giao thông-Vận tải được giao làm chủ đầu tư. Con đường dài gần 29 km này có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của huyện Kông Chro khi nó “độc đạo” nối Kông Chro với Đak Pơ, An Khê (lúc đường Trường Sơn Đông chưa xây dựng).
Ảnh: Hà Duy |
Có “số phận” buồn thảm hơn đường tỉnh 667 là đường tỉnh 670B. Dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 9-2009 và bắt đầu triển khai thi công từ tháng 10-2008, nhưng dự án giao thông này cũng bị… nghẽn giao thông do chưa rốt ráo việc GPMB. Gói thầu số 1 (km17+540-km19) đã phải dừng giữa chừng chờ điều chỉnh và GPMB nên đến tháng 5-2010 mới tiến hành thi công lại. Hiện đường 670B đã thi công xong nền, mặt đường, cống thoát nước, còn phần cầu qua suối Ia Kram vẫn còn… lùm xùm do mới GPMB xong 12/14 hộ, 2 hộ còn lại kiên quyết không đồng ý phương án bồi thường. Tuy vậy, UBND tỉnh vừa bổ sung thêm 2 tỷ đồng để giải quyết rốt ráo công tác GPMB tại đây nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công, đảm bảo đường 670B sẽ hoàn thành vào năm 2012.
Giải pháp nhiều nhưng…
“Hầu như các dự án giao thông nào cũng bị vướng khâu GPMB do người dân không hợp tác”- ông Phan Hữu Hiếu, Trưởng ban Quản lý các dự án Giao thông (Sở Giao thông-Vận tải) nhận định. Bởi vậy, với các nhà thầu và chủ đầu tư, mặt bằng là mối lo lớn thường trực. Thực tế, việc các dự án, các công trình bị vướng trong GPMB vẫn diễn ra hàng ngày khiến tiến độ cũng như chất lượng công trình bị ảnh hưởng lớn, dù rằng năm 2007, công tác GPMB đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế tách riêng thành tiểu dự án giao cho chính quyền các địa phương làm chủ đầu tư.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng cơ bản giao thông, nguyên nhân khiến công tác GPMB chậm chạp và vướng mắc trường kỳ là do sự vào cuộc chưa thật sự quyết liệt ở nhiều chính quyền các địa phương. Hầu hết các địa phương không có cơ quan chuyên trách về GPMB nên khi triển khai thường gặp lúng túng. Bên cạnh đó, không thể không nhắc tới tình trạng một số địa phương còn có tâm lý phân biệt giữa công trình do địa phương làm chủ đầu tư và các công trình quốc gia đi qua địa bàn, từ đó chưa tận tâm tận lực với những công trình không thuộc địa phương, gắn liền với quyền lợi của địa phương mình.
Ông Phan Hữu Hiếu nêu quan điểm: “Hiện nay, công tác GPMB mỗi nơi làm một kiểu, có cách hiệu quả nhưng cũng có cách không mấy được lòng dân. Thông thường, thời gian từ lúc phê duyệt dự án đến khâu thiết kế, đấu thầu và khởi công mất khoảng 9 tháng- một khoảng thời gian khá dài. Vậy nên sau khi dự án phê duyệt xong cần tiến hành ngay công tác GPMB để tiết kiệm thời gian, không nên duy trì cách làm vừa GPMB vừa thi công như hiện nay”. Ngoài ra, các nguồn vốn cho xây dựng cơ bản giao thông, đặc biệt là vốn từ ngân sách ngày càng hạn chế khiến công tác GPMB càng trở nên khó khăn. Cần có sự phối hợp và hỗ trợ nhiều hơn từ phía các địa phương đối với các dự án giao thông nhằm đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành theo kế hoạch.
Hà Duy