Công bố ảnh chụp vật thể được cho là của tàu đổ bộ Mặt Trăng Hakuto-R

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Các hình ảnh, do tàu thăm dò Mặt Trăng Lunar Reconnaissance Orbiter (LRO) của NASA chụp được, cho thấy có ít nhất 4 vật thể được cho là các phần của con tàu đổ bộ Hakuto-R của Nhật Bản.
Bức ảnh khu vực bề mặt của Mặt Trăng. Nguồn: NASA

Bức ảnh khu vực bề mặt của Mặt Trăng. Nguồn: NASA

Ngày 23/5, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã công bố các bức ảnh khu vực bề mặt của Mặt Trăng - nơi được cho là tàu đổ bộ Hakuto-R của Nhật Bản có thể đã đâm vào.

Các hình ảnh, do tàu thăm dò Mặt Trăng Lunar Reconnaissance Orbiter (LRO) của NASA chụp được, cho thấy có ít nhất 4 vật thể được cho là các phần của con tàu đổ bộ Hakuto-R của Nhật Bản.

Trên mạng Twitter, NASA cho biết camera của LRO đã chụp được hình ảnh nơi tàu Hakuto-R gặp sự cố bất thường ngày 26/4 vừa qua khi cố đáp xuống Mặt Trăng.

Thông báo nêu rõ địa điểm này “sẽ được phân tích thêm trong những tháng tới” khi LRO có cơ hội quan sát thêm khu vực này trong các điều kiện ánh sáng khác nhau và từ các góc khác nhau.

Tàu Hakuto-R, cao 2,3m rộng 2,6m, do công ty Ispace có trụ sở tại Tokyo (Nhật Bản) chế tạo, được phóng lên quỹ đạo từ tháng 12/2022 bằng một tên lửa do công ty SpaceX của Mỹ sản xuất. Để mang ít hơn nhiên liệu, tàu phải di chuyển một tuyến đường dài hơn, tiết kiệm năng lượng để đến Mặt Trăng.

Ngày 26/4 vừa qua, tàu đã bắt đầu hạ cánh xuống Mặt Trăng từ khoảng cách 100km, tuy nhiên, con tàu này được cho là đã rơi xuống bề mặt sau khi tính toán sai độ cao và hết nhiên liệu trước khi chạm tới bề mặt Mặt Trăng.

Trước đó, ngày 19/5, NASA đã ký kết một hợp đồng trị giá 3,4 tỷ USD với công ty khai phá không gian Blue Origin, theo đó Blue Origin sẽ thiết kế, thử nghiệm và phát triển một tàu đổ bộ cho sứ mệnh thăm dò Mặt Trăng Artemis 5.

Giám đốc NASA Bill Nelson tuyên bố: “Hôm nay, chúng tôi vui mừng thông báo rằng Blue Origin - với tư cách là nhà cung cấp thứ hai của NASA - sẽ chế tạo một hệ thống giúp đưa các phi hành gia lên bề mặt Mặt Trăng theo chương trình Artemis.

Chúng ta đang ở thời kỳ hoàng kim của các chuyến bay đưa người vào vũ trụ, điều đó có thể trở thành hiện thực nhờ các quan hệ đối tác thương mại và quốc tế của NASA. Cùng nhau, chúng tôi đang đầu tư vào hạ tầng để mở đường cho việc đưa những phi hành gia đầu tiên lên sao Hỏa.”

Theo hợp đồng, công ty của tỷ phú Jeff Bezos có nhiệm vụ đưa các phi hành gia của NASA lên Mặt Trăng và sau đó đưa họ trở lại Trái Đất.

Trước tiên, Blue Origin sẽ thực hiện một chuyến bay không người lái lên Mặt Trăng để chứng minh khả năng của tàu đổ bộ, sau đó mới là chuyến bay đưa phi hành gia lên hành tinh này, dự kiến vào năm 2029.

Một số ít công ty tư nhân như SpaceX của tỷ phú Elon Musk và Blue Origin của ông Bezos đang nỗ lực thể hiện vai trò lớn hơn trong các hoạt động khai phá không gian và cạnh tranh để giành được những hợp đồng "béo bở" từ Chính phủ Mỹ.

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Nghiên cứu mới cho thấy những cây hóa thạch được phát hiện tình cờ ở phía tây nam nước Anh thuộc khu rừng được biết đến sớm nhất trên Trái đất. Hóa thạch 390 triệu năm tuổi đã soán ngôi khu rừng lâu đời nhất thế giới của khu rừng hóa thạch Gilboa ở bang New York, có niên đại 386 triệu năm.