Công an tỉnh chỉ đạo làm rõ vụ việc đe dọa giết cả gia đình nhà báo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Lãnh đạo Công an tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo điều tra vụ việc đe dọa giết cả nhà phóng viên báo Tiền Phong trong quá trình tác nghiệp.

Trưa 28-5, Đại tá Nguyễn Văn Bôn, Phó giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk, cho biết đã nắm thông tin vụ việc 1 nhà báo công tác tại báo Tiền Phong bị đe dọa khi tác nghiệp.

"Chúng tôi đã có ý kiến chỉ đạo làm rõ. Công an huyện Cư Kuin đang làm rõ vụ việc để xử lý theo quy định" - Đại tá Bôn thông tin.

Khu vực khai thác đất được nhà báo Tuấn Nguyễn ghi lại

Khu vực khai thác đất được nhà báo Tuấn Nguyễn ghi lại

Trước đó, Báo Tiền Phong đã có văn bản gửi cơ quan chức năng đề nghị bảo vệ nhà báo Nguyễn Văn Tuấn (bút danh Tuấn Nguyễn) - Phụ trách văn phòng đại diện Báo Tiền Phong tại khu vực Tây Nguyên (TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk).

Theo nhà báo Tuấn Nguyễn, vừa qua, ông điều tra các đối tượng mua bán đất nông nghiệp trái phép để thi công một số tuyến đường giao thông ở Đắk Lắk. Ông nhập vai người cần mua đất vào gặp trực tiếp chủ đất tên Hương (thôn 8, xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin, Đắk Lắk) để thử hỏi mua, khai thác thông tin.

Sau nhiều ngày ghi nhận thực tế, ngày 18-5, nhà báo Tuấn Nguyễn đến làm việc với ông Nguyễn Kim May, Chủ tịch UBND xã Ea Ktur. Sau đó, xin số điện thoại của ông Định - trưởng thôn 8 - để liên hệ xác minh. Tối cùng ngày, liên tiếp có 2 người đàn ông sử dụng cùng một số điện thoại 09158407... gọi đến số máy của nhà báo Tuấn Nguyễn đe dọa, uy hiếp tính mạng.

Theo ghi âm cuộc gọi, những người này đã có lời lẽ đe dọa như: "Mày muốn sống hay muốn chết?", "Tao đến giết nhà mày, đốt nhà mày luôn đấy"…

"Hành vi đe dọa của các đối tượng đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần phóng viên cũng như gia đình, tạo tâm lý bất an do lo lắng có thể các đối tượng sẽ tìm cách trả thù. Để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của phóng viên, nhà báo theo quy định của pháp luật hiện hành, Ban Biên tập Báo Tiền Phong đề nghị Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Nhà báo tỉnh Đắk Lắk, Công an tỉnh Đắk Lắk, Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan vào cuộc điều tra, xử lý nghiêm các hành vi đe dọa, nhằm bảo vệ nhà báo tác nghiệp và đảm bảo an ninh an toàn trên địa bàn" - văn bản nêu.

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

Hỏi cây K'nia

Hỏi cây K'nia

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quang Tuệ, người có vốn hiểu biết đáng nể về Tây Nguyên, vừa gặp tôi và than: "Em đang tìm làm một vệt clip về cây K'nia mà giờ khó tìm quá, hầu như đã hết".

null