Công an điều tra vụ bán đấu giá gỗ và xe tang vật với giá thấp ở Đak Lak

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cơ quan Công an huyện Ea Kar đang vào cuộc vụ bán đấu giá tài sản gồm hàng chục khối gỗ và 2 xe ôtô với giá trị thấp một cách "bất thường".
Trưa 15.8, một lãnh đạo UBND huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk, cho biết, cơ quan công an đang vào cuộc làm rõ vụ đấu giá gỗ tang vật vào năm 2019.
Đại diện VKSND huyện Ea Kar xác nhận, sau khi tiếp nhận đơn tố cáo của người dân, đơn vị đã chuyển cho Cơ quan CSĐT, Công an huyện Ea Kar điều tra theo thẩm quyền.
Trước đó, cuối tháng 7.2022, sau khi tiếp nhận các hồ sơ, tài liệu người dân cung cấp, ông Nguyễn Như Hoạt (huyện Ea Kar) đã làm đơn tố cáo gửi cơ quan chức năng.
Theo hồ sơ, đầu năm 2019, Phòng Tài chính huyện Ea Kar hợp đồng với Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản - Sở Tư pháp tỉnh Đắk Lắk bán 2 ôtô tải cùng 33m3 gỗ tang vật để sung công.
Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản đã niêm yết công khai với tổng giá khởi điểm 203 triệu đồng (riêng gỗ là gần 160 triệu đồng).
Theo kế hoạch, ngày 20.2.2019 sẽ thực hiện đấu giá. Ông Phạm Văn Trí (thị trấn Ea Kar, huyện Ea Kar), một trong 2 người tham gia đấu giá đưa giá khởi điểm là hơn 400 triệu đồng. Trong đó, riêng giá gỗ đã là 338 triệu đồng.
Ông Trí nộp phiếu trả giá cho Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản vào ngày 18.2.2019.
Tuy nhiên, ngày 19.2.2019, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Ea Kar ký văn bản đề nghị Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tạm dừng đấu giá lô tài sản trên.
Lý do được đưa ra là chưa có giấy xác nhận niêm yết tài sản đấu giá tại địa điểm người có tài sản đấu giá ký nhận và số lượng gỗ bán đấu giá có sự chênh lệch so với thực tế…
Thời gian thực hiện bán đấu giá lại sẽ được công bố khi có quyết định mới của UBND huyện Ea Kar. Bất ngờ sau đó, cơ quan chức năng huyện Ea Kar hợp đồng với một công ty bán đấu giá khác để bán số tài sản trên với giá khởi điểm hơn 211 triệu đồng.
Đến tháng 3.2019, hơn 33m3 gỗ cùng 2 ôtô tải được bán với giá 214 triệu đồng. Tức, giá trị đã giảm gần 200 triệu đồng so với lúc khởi điểm mà ông Trí đã đưa ra.
"Qua hồ sơ, tôi thấy có dấu hiệu bất thường khi người trả giá cao thì không bán mà hủy rồi bán giá thấp, gây thất thoát tài sản nhà nước nên làm đơn đề nghị cơ quan chức năng làm rõ" - ông Hoạt nói. 
Còn theo ông Phạm Văn Trí sau khi nắm bắt thông tin về bán đấu giá thì ông đã đóng hơn 80 triệu đồng (cho 2 người đấu giá) và trả giá theo quy định. Tuy nhiên, sau đó, ông không hiểu sao lại thay đổi đơn vị tổ chức bán đấu giá và không thông báo để biết.
Theo Bảo Trung (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Tiếp tục xét hỏi các bị cáo là cựu lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng về hành vi nhận hối lộ hàng tỷ đồng của bị cáo Nguyễn Cao Trí (Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh), chủ tọa Trần Nam Hà đề nghị các bị cáo “đi thẳng vào vấn đề”, không trình bày lòng vòng.