"Có thể nghèo tiền bạc nhưng không được thiếu chữ"

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Gia đình bà Phan Thị Nguyệt (tổ dân phố 21, thị trấn Phú Thiện, Gia Lai) là một trong những điển hình học tập tiêu biểu của huyện Phú Thiện. Mặc dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, vất vả nhưng một mình bà đã cố gắng nuôi dạy 3 con nên người.
Do cuộc sống ở quê hương Thanh Hóa gặp nhiều khó khăn nên năm 1996, bà Phan Thị Nguyệt quyết định vào huyện Phú Thiện lập nghiệp. Nhà cửa, ruộng rẫy không có, cuộc sống gia đình bà khi ấy càng thêm khó khăn khi 3 người con gái lần lượt ra đời. Năm 2001, chồng bà qua đời, để lại người vợ trẻ và 3 con nhỏ, người con út khi đó mới được 8 tháng tuổi. Hàng ngày, một mình bà Nguyệt phải làm thuê, chạy ăn từng bữa. Nhờ một số cá nhân hảo tâm giúp vốn không lấy lãi, bà mở được một cửa hàng tạp hóa nhỏ để buôn bán nuôi con.
 Bà Phan Thị Nguyệt (bên trái) và bà vũ Thị Lý-Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Phú Thiện. Ảnh: N.T.M
Bà Phan Thị Nguyệt (bên trái) và bà vũ Thị Lý-Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Phú Thiện. Ảnh: N.T.M
Khó khăn là vậy nhưng động lực lớn nhất của bà Nguyệt là các con luôn hiếu thảo, chăm ngoan và học rất giỏi. Sau khi tốt nghiệp THPT, các con của bà lần lượt thi đỗ đại học. Hiện tại, con gái lớn Bùi Thị Thúy Hạnh đang là sinh viên năm thứ 5 Trường Đại học Y Tây Nguyên; con gái thứ 2 là Bùi Thị Ngọc Hải cũng học Trường Đại học Y Tây Nguyên. Cả hai năm nào cũng đạt danh hiệu sinh viên xuất sắc. Cô con gái út Bùi Thị Ngọc hiện là sinh viên năm nhất Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
Bà Nguyệt cho biết: Nếu không có sự hỗ trợ của cộng đồng thì bà không thể lo cho con học hành đến nơi đến chốn. Khi Ngọc học THPT, biết được hoàn cảnh gia đình, quỹ “Thiện Duyên” đã hỗ trợ mỗi tháng 1 triệu đồng để chi phí học tập. Sau khi tốt nghiệp THPT, Ngọc tiếp tục được Hội Khuyến học huyện và các tổ chức, cá nhân giúp đỡ để có thể bước chân vào giảng đường đại học. “Dù có khổ đến đâu tôi cũng không để các con nghỉ học. Tôi luôn dạy các con rằng mình có thể nghèo tiền bạc nhưng không được thiếu chữ. Để tiếp tục có tiền cho con đóng học phí, tôi phải vay Ngân hàng Chính sách Xã hội 150 triệu đồng rồi trả dần. Cứ nghĩ đến tương lai của các con mà tôi không ngại khó khăn”-bà Nguyệt bộc bạch.
Bà Vũ Thị Lý-Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Phú Thiện-chia sẻ: “Tuy hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nhưng chị Nguyệt vẫn cố gắng bươn chải nuôi dạy các con học hành đạt kết quả xuất sắc. Gia đình chị xứng đáng là tấm gương tiêu biểu về tinh thần hiếu học của huyện Phú Thiện. Thời gian tới, Hội Khuyến học huyện sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân hỗ trợ để các cháu có thể hoàn thành chương trình học”.
Phạm Thị Mai

Có thể bạn quan tâm

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

(GLO)- Tổng số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Gia Lai giảm mạnh từ 1.800 vụ (năm 2014) xuống còn 44 vụ (6 tháng đầu năm 2024) đã cho thấy hiệu quả đáng ghi nhận trong nỗ lực đẩy lùi, “hạ nhiệt” thực trạng này bằng sự chung tay từ nhiều phía.
An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

Trong Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng vừa được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành, có việc cho phép thành lập Sở An toàn thực phẩm (ATTP) Đà Nẵng.
'Dân số vàng' và nhân lực trẻ

'Dân số vàng' và nhân lực trẻ

Trong báo cáo đánh giá tác động dự án Luật Dân số đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế cho biết dự luật sẽ không quy định số con đối với mỗi cặp vợ chồng mà trao quyền quyết định cho mỗi gia đình, gắn với trách nhiệm chăm sóc và nuôi dạy con tốt.
Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, nâng cao hiểu biết của người dân về hôn nhân và gia đình. Nhờ đó, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã được kéo giảm.