Có thể hiểu vì sao Serbia quyết không gia nhập NATO

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-Phát biểu với báo giới mới đây, Tổng thống Serbia – ông Aleksandar Vucic khẳng định dù các nước láng giềng gần kề của Serbia đều là thành viên NATO, tuy nhiên nước này sẽ giữ nguyên trạng thái hiện nay.
Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic. Ảnh: EPA

Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic. Ảnh: EPA

Ông Aleksandar cũng cho biết nước này sẽ thảo luận sớm việc khôi phục nghĩa vụ quân sự bắt buộc và sẽ có hiệu lực ngay nếu quốc hội thông qua. Serbia đã hủy bỏ lệnh nhập ngũ vào ngày 1/1/2011.

“Serbia ngày nay là một trong số ít quốc gia có chính sách của riêng mình. Chúng ta độc lập và có tư duy tự do”, ông Vucic nói. “Chừng nào tôi còn là Tổng thống, và điều này sẽ kéo dài thêm 4 năm nữa, với tư cách là Tổng tư lệnh quân đội, tôi bảo đảm với các bạn rằng Serbia sẽ không gia nhập NATO hay bất kỳ khối quân sự nào khác”.

Chính sách đối ngoại của Serbia quy định việc gia nhập Liên minh châu Âu với điều kiện duy trì quan hệ hữu nghị với Moscow và Bắc Kinh, đồng thời phát triển quan hệ với Washington. Belgrade quyết tâm duy trì vị thế trung lập về quân sự, tránh gia nhập NATO hoặc các liên minh quân sự, chính trị khác.

Trước đó, hôm 21/4, ông Vucic cho hay, phương Tây đang lôi kéo Serbia gia nhập NATO bằng cách viện dẫn “mối đe dọa” từ Nga.

Ngày 24/3/1999, bất chấp việc không có phê chuẩn của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, NATO mở chiến dịch không kích nhằm vào quân đội Serbia để ủng hộ tỉnh Kosovo ly khai. Hơn 1.000 máy bay chiến đấu của NATO đã xuất kích, oanh tạc khắp lãnh thổ Serbia. Đây cũng là lần đầu tiên NATO tấn công một quốc gia có chủ quyền ở châu Âu.

Ngày 10/6/1999, NATO dừng oanh tạc sau khi thực hiện hơn 38.000 vụ không kích khiến lực lượng Serbia thiệt hại nặng. Cùng ngày, Serbia đồng ý ký thỏa thuận hòa bình, rút quân đội khỏi Kosovo, thay bằng lực lượng gìn giữ hòa bình của NATO.

Ngày 17/2/2008, Kosovo tuyên bố độc lập khỏi Serbia. Serbia, Nga, Trung Quốc và một số nước khác không thừa nhận tư cách nhà nước của Kosovo. Hiện Kosovo muốn gia nhập NATO nhưng vấp phải sự phản đối của Serbia.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim (bìa phải) và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra tại cuộc họp báo chung. Ảnh: Bernama

Thủ tướng Malaysia bổ nhiệm cựu Thủ tướng Thái Lan làm cố vấn không chính thức vào năm 2025

(GLO)- Trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra tại TP. Putrajaya (Malaysia), Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim thông báo đã bổ nhiệm ông Thaksin Shinawatra làm cố vấn không chính thức vào năm 2025 khi Malaysia đảm nhiệm chức Chủ tịch Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á.