Cô giáo Nguyễn Thị Liên hết lòng vì học trò

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Suốt 31 năm gắn bó với nghề, dù công việc lắm lúc vất vả nhưng tình yêu con trẻ đã giúp cô giáo Nguyễn Thị Liên (Trường Tiểu học Hùng Vương, thị trấn Chư Prông, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) không ngừng nỗ lực nâng cao chuyên môn, trau dồi đạo đức, tận tụy dìu dắt các thế hệ học trò vươn lên.

Nhớ lại ngày đầu đứng trên bục giảng, cô Liên xúc động cho biết, nhà cách trường 15 km nên cô thường đi dạy bằng xe đạp. Những lúc trời mưa, đường lầy lội phải đi bộ cả tiếng đồng hồ mới đến điểm trường chính. Đã thế, có lúc học sinh vắng quá nhiều, cô lại cùng đồng nghiệp xuống tận nhà, ra tận rẫy để vận động học sinh trở lại lớp. “Học sinh hồi đó bỏ học nhiều vào mùa vụ và lúc làng có lễ hội. Vì vậy, chúng tôi phải phối hợp với các trưởng thôn đến nhà vận động. Nhưng khó khăn nhất vẫn là việc dạy chữ cho các em, bởi thời điểm đó, đa số học sinh địa phương không biết tiếng phổ thông và giáo viên phải bám trường, bám làng và phải học tiếng địa phương phục vụ cho việc giảng dạy”-cô Liên kể.

 

Tình yêu thương con trẻ đã giúp cô giáo Nguyễn Thị Liên phấn đấu vươn lên trong sự nghiệp trồng người. Ảnh: H.T
Tình yêu thương con trẻ đã giúp cô giáo Nguyễn Thị Liên phấn đấu vươn lên trong sự nghiệp "trồng người". Ảnh: H.T

Kết thúc năm học 1986-1987, cô Liên chuyển công tác về Trường Dân tộc Nội trú Chư Prông. Việc giảng dạy, quản lý nội trú và phụ trách công tác Đội đã giúp cô có điều kiện gần gũi và gắn bó với học sinh nhiều hơn. Cô bảo, việc vận động học sinh đến lớp đã khó nhưng duy trì các em ở lại nội trú lại khó hơn bởi nhiều em muốn bỏ học vì nhớ nhà. Tuy vậy, chính khó khăn đó đã khơi dậy tình yêu thương học trò trong lòng cô.

“Nhiều học trò nhớ nhà khóc suốt mấy ngày, đến lớp thì ủ rũ không muốn học. Lúc đó, tôi vừa làm cô, vừa làm mẹ để dỗ dành và chăm lo cho các em từ miếng ăn, giấc ngủ đến cả lúc đau ốm. Vất vả lắm nhưng đổi lại tình yêu thương trẻ đã giúp tôi vượt qua tất cả. Nhiều em sau đó đã trưởng thành như Siu Thơm-giáo viên Trường Tiểu học Cao Bá Quát (xã Ia Kly, huyện Chư Prông); Siu Bin-Chủ tịch UBND xã Ia Kly (huyện Chư Prông)…”-cô Liên tâm sự.
 

Trong 31 năm công tác, cô Nguyễn Thị Liên 10 lần được nhận bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh, 3 lần đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp tỉnh cùng nhiều danh hiệu khác.

Thị trấn Chư Prông cách đây chừng chục năm còn bộn bề khó khăn. Nhiều học sinh vì nhà nghèo đã bỏ học giữa chừng. Thương học trò, cô đã lấy áo quần của chính con mình để san sẻ cho các em, đồng thời vận động học sinh có điều kiện tặng quần áo cũ cho bạn. Việc làm này sau đó được Trường Tiểu học Hùng Vương phát động thành chương trình “Áo ấm mùa đông giúp bạn nghèo đến trường”.

Đặc biệt, trong những năm 2005-2006, thị trấn Chư Prông xuất hiện một số quán internet đã khiến một số học sinh bỏ học chơi game. Công tác vận động và duy trì học sinh đến lớp của trường càng khó khăn hơn. Lại một lần nữa, tình yêu thương học trò đã thôi thúc cô tích cực đến từng quán internet để khuyên bảo các em trở lại lớp. Đồng thời, cô tích cực trau dồi năng lực, đổi mới phương pháp dạy học để thu hút các em đến lớp chuyên cần. Chính những việc làm đó đã chạm đến trái tim của những cô, cậu học trò nhỏ, trở thành động lực để các trò chuyên cần đến lớp và chăm chỉ học tập để đạt kết quả cao. Nhờ đó, tỷ lệ học sinh lên lớp và hoàn thành xuất sắc hàng năm đạt 100%.

Chia sẻ về kinh nghiệm của mình, cô Liên cho biết: “Nghề giáo là một nghề rất vất vả, đòi hỏi giáo viên phải luôn gần gũi, nắm bắt hoàn cảnh để giúp các em vượt qua khó khăn, tích cực đến lớp. Trong quá trình dạy học, giáo viên phải nắm bắt được năng lực của từng em để có hướng giảng dạy phù hợp như dạy phụ đạo cho học sinh yếu, trung bình và bồi dưỡng học sinh khá để các em có cơ hội được mở rộng và nâng cao kiến thức chứ không dừng lại ở kiến thức cơ bản”.

Chia sẻ về đồng nghiệp của mình, thầy Lê Danh Lăng-Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Ngoài phẩm chất đạo đức tốt, cô Liên còn là một giáo viên có năng lực trong dạy học. Cô luôn tham gia tích cực vào các hoạt động của nhà trường. Nhiều năm liền, cô được Chủ tịch UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Chủ tịch UBND huyện và ngành Giáo dục-Đào tạo khen thưởng.

Hồng Thương

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Rượu ghè men lá H'nham

Rượu ghè men lá H'nham

Đặt trên bàn những ghè rượu mới ủ, các chị em trong tổ liên kết nấu rượu ghè và dệt thổ cẩm ở phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) giới thiệu rất hấp dẫn về sản phẩm mình làm ra: Một thức uống với chất men cực kỳ độc đáo, không giống với loại men ở bất cứ nơi nào.

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23/6

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23-6

Việc vận hành thử nghiệm đối với các đơn vị hành chính cấp xã được chọn nhằm đánh giá trực quan để rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh nếu có khó khăn, vướng mắc; bảo đảm hoạt động của tất cả 124 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lâm Đồng mới thông suốt, khi chính thức hoạt động từ ngày 1-7.

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

Hỏi cây K'nia

Hỏi cây K'nia

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quang Tuệ, người có vốn hiểu biết đáng nể về Tây Nguyên, vừa gặp tôi và than: "Em đang tìm làm một vệt clip về cây K'nia mà giờ khó tìm quá, hầu như đã hết".

null