Cô gái bệnh xương thủy tinh khởi nghiệp: 'Biến' giấy thành hoa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thân hình nhỏ bé, cao chỉ 60 cm, nặng chưa đầy 20 kg, nhưng cô gái mắc bệnh xương thủy tinh Nguyễn Thùy Trang đã vượt lên chính mình và khởi nghiệp với hoa giấy thủ công.

Vượt qua bệnh tật, chị Trang khởi nghiệp với nghề làm hoa bằng giấy. ẢNH: DUY TÂN
Vượt qua bệnh tật, chị Trang khởi nghiệp với nghề làm hoa bằng giấy. ẢNH: DUY TÂN
“Khu vườn” riêng bằng giấy
Tìm đến nơi Thùy Trang sinh sống ở xã Hội An, H.Chợ Mới, An Giang, qua trò chuyện, chúng tôi thật sự cảm phục trước nghị lực vượt lên những bất hạnh vì bệnh xương thủy tinh và ý chí quyết tâm khởi nghiệp của chị.
Trong căn nhà nhỏ nằm trên con đường quê heo hút, chị Trang ngồi tỉ mỉ gấp từng mảnh giấy để làm thành những bông hoa vô cùng đẹp mắt, y như hoa thật. Thùy Trang kể không lâu sau khi chào đời thì chị mắc phải chứng bệnh xương thủy tinh khiến cơ thể phát triển không bình thường: Chân, tay teo tóp, xương bị loãng, giòn, dễ gãy, quanh năm đau ốm… Bây giờ ở tuổi 22, nhưng chiều cao của chị chỉ 60 cm và nặng chưa đầy 20 kg.

Bệnh xương thủy tinh khiến cơ thể chị Trang khiếm khuyết, cao chỉ 6 cm, nặng chưa đầy 20 kg. ẢNH: DUY TÂN
Bệnh xương thủy tinh khiến cơ thể chị Trang khiếm khuyết, cao chỉ 6 cm, nặng chưa đầy 20 kg. ẢNH: DUY TÂN
Yêu thích hoa nhưng cơ thể khiếm khuyết, di chuyển và vận động khó khăn nên chị Trang quyết định tạo ra vườn hoa cho riêng mình bằng giấy. Năm 2017, chị bắt đầu đặt mua nguyên liệu và xem các video hướng dẫn làm hoa giấy trên mạng. Do bệnh tật nên khi cầm kéo và gấp giấy thì tay chị rất nhanh mỏi. Thế nhưng, nhờ kiên trì theo đuổi suốt 4 năm, chị Trang dần thành thục và “chế ngự” được căn bệnh để làm nên những bông hoa thật đẹp.

Một chậu hoa đủ màu sắc đẹp mắt do chị Trang làm. ẢNH: DUY TÂN
Một chậu hoa đủ màu sắc đẹp mắt do chị Trang làm. ẢNH: DUY TÂN
Tháng 2.2020, chị chính thức khởi nghiệp bằng việc mở một cửa tiệm nhỏ kinh doanh các mặt hàng hoa giấy. Sản phẩm làm xong, chị chụp hình và đăng lên mạng, thu hút rất nhiền người xem và đặt mua. Đến nay, chị Trang đã làm gần 30 loại hoa giấy với hàng trăm sản phẩm như: hoa sen, hướng dương, hoa hồng, tulip, cúc... Đặc biệt, dịp 8.3 vừa qua, có nhiều khách hàng ưa chuộng, đặt mua hoa hồng để tặng những phụ nữ thân thương.

Một bông hoa hướng dương dần thành hình qua bàn tay bé nhỏ của chị Trang. ẢNH: DUY TÂN
Một bông hoa hướng dương dần thành hình qua bàn tay bé nhỏ của chị Trang. ẢNH: DUY TÂN

 
“Do tôi không thể ngồi lâu nên mỗi ngày chỉ làm được từ 2 - 3 hoa, tùy vào độ phức tạp của từng loại. Đặc biệt, với hoa sen, phải mất 8 - 9 công đoạn mới xong 1 bông nên mất rất nhiều thời gian để hoàn thiện”, chị Trang chia sẻ.

Một chậu hoa khoe sắc trông như thật. ẢNH: DUY TÂN
Một chậu hoa khoe sắc trông như thật. ẢNH: DUY TÂN

 
Cầu nối của những tấm lòng thiện nguyện
Không chỉ được nhiều người biết đến bởi sự khéo tay làm hoa giấy, chị Trang còn là cầu nối của các mạnh thường quân và kết nối mọi người lại với nhau để làm từ thiện. Chị sử dụng mạng xã hội kêu gọi mọi người ủng hộ và nhận được sự quan tâm của nhiều người. “Bản thân mắc bệnh nên tôi thấu hiểu nỗi đau mà người bệnh phải gánh chịu. Vậy nên, khi thấy người bệnh không tiền chữa trị, tôi muốn được chia sẻ phần nào với nỗi bất hạnh của họ”, chị Trang trải lòng.

Một giỏ hoa cúc đua nở. ẢNH: DUY TÂN
Một giỏ hoa cúc đua nở. ẢNH: DUY TÂN

 
Hễ biết nơi đâu có người bệnh nan y, không tiền chạy chữa, chị Trang lại lặn lội đến nơi tìm hiểu rồi đứng ra kêu gọi giúp đỡ. Đến nay, đã có hơn 200 trường hợp được chị hỗ trợ. “Do tôi di chuyển khó khăn nên trên hành trình từ thiện, dì Hai (bà Nguyễn Thị Xuân, 68 tuổi, bạn thân của mẹ Trang) luôn đồng hành trên mọi nẻo đường. Khi trao tiền ở xa, hai dì cháu thuê xe đi, chừng đến nơi thì dì bồng tôi lặn lội tìm nhà”, chị Trang cho biết.

Bà Nguyễn Thị Xuân (dì Hai), người luôn đồng hành với chị Trang làm hoa giấy và đi làm từ thiện. ẢNH: DUY TÂN
Bà Nguyễn Thị Xuân (dì Hai), người luôn đồng hành với chị Trang làm hoa giấy và đi làm từ thiện. ẢNH: DUY TÂN

 
Trong hành trình đi làm từ thiện, chị Trang đã có 5 lần bị nạn. Lần “nhớ đời” nhất chuyến đi Trà Vinh, chị bị té gãy tay, phải cắn răng chịu đau di chuyển hơn 100 km về bệnh viện ở quê nhà điều trị. Dù bản thân chịu nhiều thiệt thòi khi mang trong mình căn bệnh xương thủy tinh, những cơn đau hành hạ triền miên, nhưng chị Trang vẫn thích đi. Vì mỗi chuyến đi như thế cảm thấy cuộc sống này có ý nghĩa hơn. “Niềm vui của tôi là khi thấy những người bệnh nhận được sự hỗ trợ và vượt qua được căn bệnh hiểm nghèo, tiếp tục sống tốt”, chị Trang bày tỏ.
Theo Duy Tân (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.