Chuyện về một giáo sư Hàn Quốc tâm huyết với vẻ đẹp văn hóa Việt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

“Xin chào Việt Nam!” là cuốn sách mới nhất của GS Bae Yangsoo vừa được ra mắt tháng 3/2018 ở Hàn Quốc.

 
 Bìa Cuốn sách Chào Việt Nam.
Bìa Cuốn sách Chào Việt Nam.



“Xin chào Việt Nam!” là cuốn sách mới nhất của GS Bae Yangsoo  vừa được ra mắt tháng 3 năm 2018 ở Hàn Quốc. Cuốn sách có tựa đề tiếng Hàn (nghĩa là Vẻ đẹp văn hóa Việt Nam).

Bố cục 10 chương, cuốn sách lần lượt giới thiệu xứ sở (địa lý, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, nông sản), con người (các dân tộc, ngôn ngữ) và các phương diện đời sống sinh hoạt, phong tục, lễ tết, lịch sử, văn hóa nghệ thuật, chính trị, kinh tế Việt Nam, quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hàn Quốc và du lịch Việt Nam. Ưu điểm nổi bật của cuốn sách là ở tầm bao quát toàn diện và sự cập nhật thông tin.

Được biết, ban đầu GS Bae Yangsoo thiết kế một cuốn sách tham khảo cho chương trình Việt Nam học của Khoa Tiếng Việt, Trường đại học Ngoại ngữ Busan. Sau đó, theo đề xuất của Nhà xuất bản, để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu Việt Nam của đông đảo độc giả, tác giả đã điều chỉnh nội dung cũng như cách viết, sao cho cuốn sách vừa đảm bảo tính khoa học, chuyên sâu vừa giản dị, phổ thông, đủ sức hấp dẫn đại chúng.

Đối với bối cảnh cũng như từng phương diện văn hóa Việt Nam, tác giả đều nỗ lực khái quát, phân tích và lý giải những đặc điểm nổi bật thể hiện quy luật chung đồng thời bản sắc riêng của một nền văn hóa nông nghiệp Đông Nam Á, tiếp biến ảnh hưởng Ấn Độ - Trung Hoa và đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa giữa thời đại hội nhập toàn cầu. Ở những khía cạnh liên quan (như kinh tế, ngoại giao), tác giả luôn tập trung soi sáng quan hệ giữa Việt Nam và Korea, cố gắng bao gồm cả quan hệ Việt Nam với Hàn Quốc lẫn quan hệ Việt Nam với Triều Tiên.

Từng trang, từng trang đều cho thấy lao động công phu, nghiêm túc của một nhà khoa học am hiểu Việt Nam, tâm huyết với Việt Nam. Bàn về văn hóa lễ tết, phong tục, tôn giáo, nghệ thuật, ẩm thực, trang phục… Việt Nam, ông dẫn các câu tục ngữ, thành ngữ, châm ngôn rất tiêu biểu, “đích đáng”.

Dù phần lớn thời gian 12 năm học tập, làm việc liên tục tại Việt Nam, GS Bae chủ yếu sống ở Hà Nội, nhưng các chuyến công tác, điền dã sau này, ông đã đến với nhiều miền đất nước. Vì vậy, ông mới có thể giới thiệu đặc trưng từng vùng văn hóa, sử dụng thuần thục phương ngữ mỗi nơi. Riêng về văn học nghệ thuật Việt Nam, vốn là chuyên ngành của ông, GS Bae đã lựa chọn rất tinh tế và giới thiệu những thành tựu xuất sắc của Việt Nam có thể đồng cảm với tâm hồn Hàn Quốc. 


 

GS Bae Yang Soo tại Chương trình GTE giữa ĐHSP Hà Nội và ĐH Ngoại ngữ Busan.
GS Bae Yang Soo tại Chương trình GTE giữa ĐHSP Hà Nội và ĐH Ngoại ngữ Busan.



Nhà xuất bản (Story House) của Hàn Quốc chuyên về loại sách giới thiệu các nền văn hóa trên thế giới. Sách Vẻ đẹp văn hóa Việt Nam thuộc cùng một series với những cuốn Vẻ đẹp văn hóa Trung Hoa, Vẻ đẹp văn hóa Mỹ Latin, Vẻ đẹp văn hóa Thái Lan… mà nhà xuất bản này gần đây đã và đang cho ra mắt độc giả.

Cuốn sách dày hơn 400 trang, khổ lớn (23,5 cm x 17 cm), in màu, đẹp trang trọng. Cuốn sách giúp cho không chỉ sinh viên các khoa Tiếng Việt mà cả thế hệ trẻ, người dân Hàn Quốc thêm hiểu biết và thêm yêu quý Việt Nam.

Nối nhịp cầu văn hoá Việt Nam – Hàn Quốc

Giáo sư Bae Yang Soo -Trưởng Khoa Tiếng Việt, Trường đại học Ngoại ngữ Busan (Busan University of Foreign Studies) lấy bằng Tiến sĩ Văn học Việt Nam ở Khoa Ngữ văn, trường đại học Sư phạm Hà Nội năm 2001 với luận án so sánh hai tác phẩm “quốc bảo” - “Xuân Hương truyện” của Hà Quốc và “Truyện Kiều” của Việt Nam. Ông đã dịch “Xuân Hương truyện” sang tiếng Việt, đồng thời dịch “Chinh phụ ngâm” (Đặng Trần Côn), “Áo trắng” (Nguyễn Văn Bổng), “Thời của thánh thần” (Hoàng Minh Tường) cùng nhiều tác phẩm truyện ngắn, thơ Việt Nam sang tiếng Hàn.

Không chỉ là nhà nghiên cứu và dịch giả văn học, GS Bae còn quan tâm phát triển mảng Văn học ứng dụng (Applied Literature), Văn hóa học ứng dụng (Applied Culture), đáp ứng những nhu cầu thực tiễn rất cấp bách trong quan hệ hữu nghị Việt-Hàn đã phát triển nhanh mạnh vượt bậc đạt tầm đối tác chiến lược từ năm 2009.

Tính đến năm 2017, gần 6.000 doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam, gần 70.000 cô dâu Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc. GS Bae đã nghiên cứu “Bi kịch kinh tế thị trường qua những truyện ngắn Việt Nam”. Cuốn “Các văn bản pháp luật Việt Nam” do ông dịch, NXB Samsung in, là sách tham khảo cần thiết cho nhiều công ty Hàn Quốc.


 

GS Bae Yang Soo tại Đại hội các dịch giả nước ngoài đưa văn học VN ra thế giới, tại Văn Miếu, Quốc Tử Giám – Hà Nội, năm 2002.
GS Bae Yang Soo tại Đại hội các dịch giả nước ngoài đưa văn học VN ra thế giới, tại Văn Miếu, Quốc Tử Giám – Hà Nội, năm 2002.



Ông dịch sang tiếng Việt tác phẩm “Miss Sài Gòn”, cùng giáo sư-nhà văn Lee Dong Soon chia sẻ những thông điệp hàn gắn vết thương chiến tranh do sự tham chiến của người lính Hàn ở Việt Nam, băn khoăn trăn trở số phận những đứa con lai Việt-Hàn.

Với tư cách một người sáng lập cũng từng là Tổng thư ký Hội Vesamo (Những người Hàn yêu Việt Nam), ông tham gia tổ chức Trung tâm tư vấn, giúp đỡ cô dâu Việt. Ông đã xuất bản nhiều sách chuyên khảo, giáo trình do ông là tác giả và đồng tác giả, như “Tìm hiểu về Việt Nam”, “Con người và văn hóa Đông Nam Á”, “Văn hóa Việt Nam”, “Con người và văn hóa Việt Nam”…

“Đến Việt Nam, tôi cảm thấy như ở nhà mình”

Hỏi vì sao ông “lăn lóc”, say mê nghiên cứu văn hoá, văn học Việt Nam, giáo sư Bae Yang Soo chia sẻ: “Mục đích nghiên cứu hay học hỏi về lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ... đều là để hiểu biết con người. Con đường tìm hiểu ngắn nhất và chính xác nhất về con người là học về văn hóa, văn học. Vì con người là trên hết. "Người làm ra của, của không làm ra người".

 

Giáo sư Bae Yang Soo-Trưởng Khoa Tiếng Việt, Trường đại học Ngoại ngữ Busan-Hàn Quốc.
Giáo sư Bae Yang Soo-Trưởng Khoa Tiếng Việt, Trường đại học Ngoại ngữ Busan-Hàn Quốc.



“Tôi đã học tiếng Việt ở Trường Đại học Ngoại Ngữ Hàn Quốc tại Seoul. Lúc ấy tôi chọn tiếng Việt là ngẫu nhiên. Sau khi tốt nghiệp, tôi có dịp sang Việt Nam lần đầu tiên, vào tháng tháng 10 năm 1988. Khi tiếp xúc với người Việt, tôi cảm thấy không có gì xa lạ. Lúc ấy, Việt Nam còn tương đối khó khăn nhưng tôi cảm thấy như ở nhà mình. Thế là tôi quyết tâm tìm hiểu thêm về con người Việt Nam. Để đạt được điều đó, tôi phải học văn học, văn hóa ... Việt Nam chứ! Năm nay tôi 60 tuổi rồi nhưng vẫn phải học để đi đến gần gũi hơn với người Việt Nam”.

Nhà báo Phan Thu Hiền/VOV

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.