Xã hội

E-magazine Chuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

“Biệt đội” cứu hộ chó, mèo Gia Lai gồm 5 người. Tuy mỗi người mỗi việc nhưng có điểm chung là tình yêu thương động vật. Nhờ đó, nhiều trường hợp chó, mèo được họ đưa về cứu chữa, chăm sóc chu đáo.

Đến quán cà phê số 33A đường Lê Thánh Tôn (phường Ia Kring, TP. Pleiku) dễ bắt gặp chú chó tên Bom béo ú chạy đến quanh quẩn dưới chân khách. Hễ thấy có khách đến là nó vẫy đuôi liên tục, tỏ sự thân thiện, ai cũng nghĩ rằng đó là khách quen. Nhưng không phải vậy, người mới ghé quán lần đầu cũng có thể sờ đầu, vuốt ve, còn Bom thì lim dim mắt tận hưởng cảm giác được âu yếm.

Theo lời kể của chị Nguyễn Thái My-Chủ quán (Trưởng nhóm Trạm cứu hộ chó, mèo Gia Lai), Bom là một trong những trường hợp thoát ra từ quán bán thịt chó. Do không nhớ đường về nhà nên nó lang thang kiếm ăn ở bãi rác gần nhà chị. Lúc mới phát hiện, Bom chạy khập khiễng, yếu ớt vì vết thương dài vắt từ một bên chân trước rách lên tới cổ đang bị hoại tử.

Theo phán đoán của chị My, rất có thể Bom đã giật đứt xích trói trốn thoát nên bị rách một mảng da lớn cộng với điều kiện vệ sinh không tốt khiến vết thương bị nhiễm trùng nặng. Nó được đưa đi cấp cứu trong trạng thái tưởng không sống nổi. Nhưng sau hơn 1 tuần “nằm viện”, Bom dần khỏe lại và được chị đưa về nhà chăm sóc. Vất vả hơn 1 tháng chăm sóc thì vết thương mới liền da.

Trong các thành viên của nhóm, anh Tào Quang Thông (phường Hoa Lư, TP. Pleiku) có tình yêu đặc biệt với chó, mèo. Vì vậy, sau khi nghe ý tưởng thành lập nhóm cứu hộ, anh đã đồng ý và trở thành một thành viên quan trọng trong nhóm. Mỗi chú chó ở đây anh đều nhớ tường tận từng chi tiết như: giải cứu ở đâu, hoàn cảnh như thế nào, màu gì và trên người có bao nhiêu vết thương.

Khi đến cứu hộ, toàn thân nó đều lở loét, gầy nhom, lại bị bệnh ký sinh trùng máu nên suốt ngày đau đớn, rên rỉ. Sau khi đến phòng khám thú y truyền nước và xử lý vết thương ban đầu, O Ghẻ được đưa về trạm chăm sóc để giảm chi phí.

“Thời điểm đó, O Ghẻ bị “sang chấn tâm lý” rất nặng nên bất kể ai đến gần đều làm nó sợ hãi. Mỗi lần vệ sinh vết thương rất khó, còn lúc tắm chỉ xịt xà phòng rồi dùng vòi nước phun rửa chứ không tiếp cận được.

Phải hơn 1 tháng, vết thương mới lành, nhưng mãi đến 3 tháng sau, nó mới cho mọi người đến gần. Đến nay, O Ghẻ cũng vậy, ăn no rồi thì lẳng lặng kiếm chỗ nằm một mình, không thích chơi cùng với các con chó khác”-anh Thông cho hay.

Một trường hợp khác là con Nâu. Đây là trường hợp chủ nhà không muốn tiếp tục nuôi nên gọi điện đến Trạm cứu hộ đề nghị tiếp nhận. Khi đến nơi, mặc dù con Nâu đang bị xích nhưng phải mất gần cả tiếng đồng hồ, anh mới bắt được để đưa về. Do bị nhốt trong chuồng tối lâu ngày và bị bỏ đói nên nó rất hoảng loạn. Mỗi lúc anh đến gần là nó giật mạnh sợi dây xích như muốn nhảy bổ đến cắn người.

Thế nhưng, sau một thời gian chăm sóc, Nâu đã trở nên thân thiện hơn. Mỗi lần anh Thông lại gần là nó mừng rỡ, vẫy đuôi chạy khắp chuồng rồi vòng lại nhảy cẫng lên như muốn ôm lấy anh.

Anh Thông kể thêm, chuyện khiến anh day dứt nhất là trường hợp của O Phú. Khi anh đến cứu hộ, nó bị thương nằm bất động ở dải phân cách trên đường Trần Phú, lúc trời mưa rất to. Khi lấy tay đụng vào cũng chẳng thấy nó động đậy, tưởng không cứu nổi. Lúc đưa về trạm chăm sóc thì mới biết là nó đang mang thai. Thế nhưng, trong lúc rượt đuổi gà ở khu vực Trạm cứu hộ, O Phú không may bị trượt chân xuống ao tưới, đến khi phát hiện thì không cứu được cả mẹ lẫn con.

Khi trở thành chủ nhân của “đám chó cơ nhỡ”, anh Thông hiểu thêm rằng, không chỉ dừng lại ở việc tiếp nhận, cứu hộ và chăm sóc lúc chúng bị bỏ rơi hay bị thương mà quan trọng nhất là phải kiên trì, nhẫn nại và đối xử với chúng bằng cả tình yêu thương.

Anh bộc bạch: “Chó cũng bị tổn thương tâm lý nên rất khó chữa trị khi có những vết thương trên thân thể. Chúng cũng rất nhạy cảm, nhiều khi từ sợ hãi, chúng trở nên hung dữ. Do vậy, cần nhiều thời gian để làm quen, tiếp cận và “lấy lại niềm tin” thì chúng mới dần trở nên thân thiện, gần gũi với mình. Từ đầu năm đến nay, tôi đã tiêm đến 14 mũi phòng dại bởi những vết cắn trên khắp cánh tay”.

Cơ sở của Trạm cứu hộ chó, mèo Gia Lai là do các thành viên mượn tạm của người khác. Nhiệm vụ của 5 thành viên được phân công rõ ràng. Theo đó, người thì đứng ra kêu gọi tài trợ, người thì đảm nhận công tác cứu hộ, tiếp nhận những cuộc gọi hỗ trợ, những thành viên còn lại đảm nhận việc xây dựng chuồng trại và chăm sóc đàn chó, mèo.

Chị Nguyễn Thị Hoài Thanh (phường Ia Kring) cho biết: Ban đầu, chị là nhà tài trợ. Mỗi tháng, chị góp 2 triệu đồng, có khi 4 triệu đồng để hỗ trợ chi phí mua thức ăn. Khi số lượng chó, mèo giải cứu tăng lên thì các thành viên thống nhất thành lập Trạm cứu hộ, kêu gọi mọi người chung tay hỗ trợ.

cuu-ho-mot-con-cho-doi-khi-chi-mat-vai-tram-ngan-dong-nhung-cung-co-khi-len-den-vai-trieu-dong.jpg
Cứu hộ một con chó đôi khi chỉ mất vài trăm ngàn đồng nhưng cũng có khi lên đến vài triệu đồng. Ảnh: M.P

“Hiện nay, vấn đề lớn nhất của trạm là kinh phí hoạt động rất bấp bênh. Hàng tháng, một số thành viên có điều kiện phải bỏ tiền túi ra bù đắp. Cứu hộ 1 con chó thì mất khoảng vài trăm ngàn đồng nhưng cũng có khi lên đến vài triệu đồng. Nào là chi phí thuốc men chữa trị, chích ngừa, tiêm phòng, chi phí xổ giun, rồi tiền ăn, tiền điện, hỗ trợ công chăm sóc.

Mỗi tháng, hơn 40 con chó và 7 con mèo đang được chăm sóc tại đây đã tiêu tốn 5-6 triệu đồng tiền thức ăn. Chúng đã lang thang đói ăn, giờ đưa về còn để chúng phải chịu khổ nữa thì cái tâm mình chịu sao nổi”-chị Thanh nói.

Trưởng nhóm Nguyễn Thái My cho hay: Trạm cứu hộ chó, mèo Gia Lai mới thành lập hơn 3 tháng, chuồng trại chưa có, chủ yếu là lưới quây còn sơ sài.

Phần lớn kinh phí được huy động từ những người yêu động vật hỗ trợ hoặc một số thành viên bỏ tiền túi nên khâu chăm sóc còn nhiều khó khăn.

Số lượng chó, mèo bị bỏ rơi và gặp nguy hiểm ngày càng tăng, trong khi trạm thiếu khu cứu hộ chuyên biệt để chăm sóc và bảo vệ. Rất nhiều chó, mèo lang thang vẫn đang cần sự giúp đỡ nên trạm đã kêu gọi hỗ trợ kinh phí để xây dựng, nâng cấp nơi ở, chăm sóc y tế và tạo cơ hội tìm kiếm gia đình mới.

“Hiện chúng tôi đã nhận được tiền hỗ trợ hơn 6 triệu đồng để xây dựng chuồng trại, trong khi tổng kinh phí xây dựng dự kiến đến 30 triệu đồng. Khu chuồng có diện tích trên 130 m2, gồm 20 chuồng có sức chứa trên 50 con. Nơi ở mới có đầy đủ điều kiện như: sân cát, bể chứa nước, khu tắm, y tế, bếp dã chiến, hệ thống thoát nước, điện chiếu sáng năng lượng đảm bảo vệ sinh, an toàn tránh lây bệnh và dễ chăm sóc.

Để tiết kiệm chi phí, chúng tôi cũng góp nhặt vật liệu khắp nơi, ai góp gì nhận đó. Thành viên trong nhóm cũng đứng ra thiết kế chuồng trại, tự xây dựng với mong muốn đàn chó, mèo có nơi ở sạch sẽ. Chúng tôi mong rằng ngày càng có nhiều người đồng hành, lan tỏa hoạt động nhân văn này”-chị My nhấn mạnh.

de-emagazine-minh-phuong-01.jpg

Có thể bạn quan tâm

Mẹ mất, em Thái Thị Mỹ Diệu (ở giữa) trở thành trụ cột gia đình và chăm sóc 2 em. Ảnh: N.N

Xót lòng 3 trẻ mồ côi

(GLO)- Mẹ qua đời, cha bỏ nhà đi , em Thái Thị Mỹ Diệu (SN 2006, hẻm 174 Nguyễn Văn Cừ, tổ 7, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) phải bỏ dở việc học để chăm sóc 2 em nhỏ.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.