Chuyện thường ngày: Thể hiện tình cảm nơi công cộng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đôi vợ chồng đã ngoài 70 tuổi thong dong bước đi bên nhau trên hè phố. Hai mái đầu hoa râm lặng lẽ, người đàn ông đi phía ngoài và chếch về trước một chút so với vợ mình, chừng như muốn chở che. Qua mỗi chướng ngại, ông khéo léo nép sang một bên để vợ mình đi qua trước nhưng tay vẫn nắm chặt không rời. Không khoa trương, cầu kỳ, hoa mỹ, chỉ bấy nhiêu cũng đủ để người khác cảm nhận được tình cảm sâu sắc, tinh tế của đôi vợ chồng già.
Văn hóa Việt Nam luôn coi trọng sự kín đáo, tế nhị, đặc biệt là trong tình cảm (ảnh internet)
Văn hóa Việt Nam luôn coi trọng sự kín đáo, tế nhị, đặc biệt là trong tình cảm (ảnh internet)
Một cảnh trái ngược: Ở một tiệm trà sữa, đôi nam nữ còn khoác trên mình bộ đồng phục học sinh nép sát vào nhau trong góc quán. Cô gái thoải mái gác hẳn chân lên đùi bạn trai. Cả hai vô tư thể hiện động tác ôm, hôn và thỉnh thoảng đùa giỡn, cười phá lên khiến những người xung quanh ngượng ngập quay đi chỗ khác. Người ta cũng có thể dễ dàng bắt gặp cảnh tượng đôi trẻ yêu đương, quấn quít nhau ở rạp chiếu phim hay trong các công viên, hoa viên. Cách đây không lâu, cộng đồng mạng đã dậy sóng với clip “nóng” của đôi học sinh ở một trường THPT ngang nhiên làm “chuyện ấy” trong công viên giữa ban ngày. Thậm chí, có một chương trình truyền hình đã buộc phải dừng phát sóng ngay tập đầu tiên do có cảnh người chơi hôn nhau để tìm kiếm người yêu phù hợp. Tính thực dụng, vô duyên và phản cảm của chương trình trên đã ngay lập tức nhận “gạch đá” và sự tẩy chay từ khán giả.
Thể hiện tình cảm là quyền của mỗi người, quan niệm “nam nữ thụ thụ bất tương thân” cũng không còn khắt khe như trước. Song không vì thế mà trai gái yêu nhau muốn làm gì cũng được, nhất là ở nơi công cộng. Văn hóa Việt Nam luôn coi trọng sự kín đáo, tế nhị, đặc biệt là trong tình cảm. Thật khó chấp nhận những hành động âu yếm vượt ngưỡng cho phép ở nơi đông người. Vì vậy, ở nơi công cộng, việc thể hiện tình cảm một cách chừng mực, nhẹ nhàng vừa thể hiện sự văn minh, lịch sự, có giáo dục vừa là cách gìn giữ thuần phong mỹ tục và tôn trọng những người xung quanh.
KHÔI NGUYÊN

Có thể bạn quan tâm

Nhân lên niềm hạnh phúc trong mỗi nếp nhà

Nhân lên niềm hạnh phúc trong mỗi nếp nhà

(GLO)- Hạnh phúc không phải là đích đến mà là hành trình chúng ta đi qua mỗi ngày. Khi ta biết cách nhân lên niềm hạnh phúc, cuộc sống trở nên ý nghĩa, nhẹ nhàng và đáng sống hơn. Đó là cách mà nhiều gia đình đang tạo lập cũng như chung tay gìn giữ.

Những cô gái gồng gánh gia đình qua biến cố

Những cô gái gồng gánh gia đình qua biến cố

Trong cuộc sống, không ít lần chúng ta chứng kiến những cô gái tưởng chừng yếu đuối, nhưng lại trở thành trụ cột vững chãi cho gia đình khi biến cố ập đến. Đối mặt với khó khăn, bằng nghị lực phi thường, họ xây dựng tương lai cho những người thân yêu.

Ảnh minh họa: GOLDYNGOC

“Không đâu bằng về nhà”

(GLO)- Chiếc xe vừa chớm tới đèo An Khê, một hành khách bật thốt lên: “Tới đèo An Khê cũng coi như về tới nhà, thật nhẹ hết người!”. Câu nói đã nhận được sự đồng tình của nhiều người khác: “Ừ, đúng vậy”, “Mình cũng thấy thế”, “Không đâu bằng về nhà”...

Chư Păh nỗ lực ngăn chặn tình trạng tảo hôn

Chư Păh nỗ lực ngăn chặn tình trạng tảo hôn

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 2-Dự án 9 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng tảo hôn trên địa bàn.