Chuyên gia khuyên gì về chuẩn bị tâm lý cho trẻ khi trở lại trường

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Mùa hè đã kết thúc và trẻ đang chuẩn bị để bước vào năm học mới.

ShutterStock
ShutterStock



Tuy nhiên, không phải tất cả các trẻ đều có tâm lý sẵn sàng để đi học. Chúng cần sự giúp đỡ của cha mẹ để tạo ra một cảm giác an toàn và không lo lắng khi đến trường.

Dưới đây, NZ Herald chia sẻ những lời khuyên của hai chuyên gia:

Mẫu giáo

Theo bác sĩ chuyên khoa học thần kinh lâm sàng Laura Phillips (Trung tâm Học tập và Phát triển trực thuộc Viện Sức khỏe Tinh thần Trẻ em, ở New York, Mỹ), trước khi trẻ đi học khoảng một hoặc hai tuần, cha mẹ nên bắt đầu cho trẻ thấy những gì họ mong đợi về trường và lớp học của chúng. Chẳng hạn, có thể dẫn trẻ đến trường để cho biết trường chúng sẽ học và sẽ tốt hơn nếu cho trẻ gặp mặt các cô giáo chăm sóc chúng.

Để giúp trẻ dễ thích nghi giờ giấc sinh họat ở trường, cha mẹ nên tập cho trẻ thích nghi trước ở nhà.

Bác sĩ tâm lý chuyên khoa nhi Rebecca Barclay (Bệnh viện Nhi ở Seattle, Mỹ) khuyên: trẻ mới đầu tiên đi nhà trẻ luôn có cảm giác lo lắng. Vì vậy, cha mẹ nên nói: “Con sẽ cảm thấy căng thẳng và lo lắng một chút, nhưng ở trường sẽ có rất nhiều điều thú vị mà con muốn biết. Trong tuần đầu tiên, con sẽ cảm thấy khó chịu một chút và từ từ con sẽ quen”. Đó là cách cha mẹ dạy để trẻ kiểm soát được cảm xúc.

Cha mẹ nên cho trẻ biết được chúng cảm thấy lo lắng là điều bình thường và cảm giác này sẽ qua nhanh. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên cố gắng làm cho trẻ tự tin khi đi đến trường, theo NZ Herald.

Tiểu học

Cha mẹ nên bắt đầu nói chuyện với con về cô giáo và thời khóa biểu chúng sẽ học. Họ cũng nên chỉ dạy cách để kiểm soát các vấn đề xã hội phức tạp mà trẻ có thể gặp phải ở trường.

Trong mùa hè, những đứa trẻ không gặp mặt bạn bè thường xuyên như lúc còn đi học. Vì vậy, chúng có thể có chút lo lắng khi vào lại lớp học.

Hai chuyên gia Phillips và Barclay khuyên trẻ nên được sắp xếp một vài ngày để lên trường làm quen lại thầy cô và bạn bè.

Tùy vào lứa tuổi của trẻ mà cha mẹ nên dạy trẻ cách giải quyết các vấn đề có thể xảy ra ở trường, đặc biệt những trò đùa bắt nạt. Họ nên dạy trẻ như thế nào là bị bắt nạt và không nên cố gắng giải quyết những trò đùa bắt nạt này một mình mà phải kể cho họ nghe để cùng nhau giải quyết.

Trong thời đại công nghệ số, cha mẹ nên dạy cho trẻ cách sử dụng mạng xã hội một cách an toàn.

Ở lứa tuổi tiểu học, một số trẻ có thể dậy thì sớm và thay đổi ngoại hình. Vì vậy, cha mẹ nên chú ý và nói chuyện với con về vấn đề này để chúng không sợ hãi và lo lắng.

Đỗ Nhi (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

(GLO)- Tổng số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Gia Lai giảm mạnh từ 1.800 vụ (năm 2014) xuống còn 44 vụ (6 tháng đầu năm 2024) đã cho thấy hiệu quả đáng ghi nhận trong nỗ lực đẩy lùi, “hạ nhiệt” thực trạng này bằng sự chung tay từ nhiều phía.
An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

Trong Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng vừa được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành, có việc cho phép thành lập Sở An toàn thực phẩm (ATTP) Đà Nẵng.
'Dân số vàng' và nhân lực trẻ

'Dân số vàng' và nhân lực trẻ

Trong báo cáo đánh giá tác động dự án Luật Dân số đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế cho biết dự luật sẽ không quy định số con đối với mỗi cặp vợ chồng mà trao quyền quyết định cho mỗi gia đình, gắn với trách nhiệm chăm sóc và nuôi dạy con tốt.
Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, nâng cao hiểu biết của người dân về hôn nhân và gia đình. Nhờ đó, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã được kéo giảm.