Chiến dịch “Mùa hè xanh”: Cơ hội để cống hiến và trưởng thành

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Những cơn mưa dầm tháng 7 vẫn không ngăn được nhiệt huyết của các chiến sĩ tình nguyện “Mùa hè xanh” Trường Đại học Công thương TP. Hồ Chí Minh và Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh.

Trải nghiệm thực tế “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” tại các xã khó khăn, những chiến sĩ tình nguyện đã có một mùa hè đáng nhớ.

Góp sức trẻ cho vùng khó

Có mặt tại xã Ayun Hạ (huyện Phú Thiện), nơi đội hình “Mùa hè xanh” của Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh đóng quân, chúng tôi cảm nhận được không khí sôi nổi và tinh thần làm việc hăng say của 19 chiến sĩ tình nguyện. Các nam sinh viên hỗ trợ xây dựng nhà ở cho bà Mai Thị Hiền (gia đình chính sách ở thôn Thanh Thượng, xã Ayun Hạ).

Sau 15 ngày tình nguyện, các sinh viên đã thuần thục, nhịp nhàng hơn khi cầm bay, trộn bê tông. Những giai điệu của bài hát “Mùa hè xanh” phát ra từ chiếc điện thoại di động như thôi thúc, cổ vũ các sinh viên nỗ lực hơn.

Sinh viên Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh hỗ trợ xây dựng nhà cho bà Mai Thị Hiền. Ảnh: Phan Lài

Sinh viên Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh hỗ trợ xây dựng nhà cho bà Mai Thị Hiền. Ảnh: Phan Lài

Mồ hôi ướt đẫm chiếc áo xanh, quần áo lấm lem cát bụi nhưng các sinh viên tình nguyện vẫn nhiệt tình tham gia công việc. Ngôi nhà có diện tích hơn 50 m2 với kinh phí xây dựng 100 triệu đồng, trong đó, 60 triệu đồng do Đoàn trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh tài trợ; số tiền còn lại do UBND xã Ayun Hạ hỗ trợ và gia đình đóng góp.

Bà Hiền tâm sự: “Trở về sau cuộc chiến, tôi bị nhiễm chất độc da cam nên không lập gia đình. Tuổi cao, hoàn cảnh neo đơn nên không có điều kiện sửa chữa nhà. Tôi rất vui khi được các cháu sinh viên hỗ trợ xây dựng nhà ở”.

Từ ngày có sinh viên về xã, những buổi sinh hoạt hè của các em thiếu nhi cũng trở nên vui nhộn. Ở nhà văn hóa làng Ring Đáp, các nữ sinh viên tiến hành ôn tập môn Toán và Tiếng Việt cho 40 em thiếu nhi. Không chỉ ôn kiến thức, các em còn được tập hát, học cách gấp máy bay hoặc chiếc thuyền bằng giấy. Giờ ra chơi, các em còn tham gia một số trò chơi dân gian như bịt mắt bắt dê, rồng rắn lên mây…

Em Rcom H’Dịu (lớp 3, Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương, xã Ayun Hạ) bày tỏ: “Các anh chị sinh viên tình nguyện rất gần gũi, nhiệt tình hướng dẫn em ôn tập kiến thức, cùng nhau vui chơi. Em mong hè nào các anh chị cũng về với làng em”.

Các sinh viên ngành Nông học hướng dẫn bà con nông dân kỹ thuật trồng mì cao sản, nạo vét kênh mương nội đồng, dọn vệ sinh môi trường. Đội hình tình nguyện tặng 1 công trình tuyến đường năng lượng mặt trời trị giá 10 triệu đồng cho làng Ring Đáp; tặng 5 suất quà (500 ngàn đồng/suất) cho các gia đình chính sách trên địa bàn xã...

Anh Phạm Nguyên Hoàng-Bí thư Đoàn xã Ayun Hạ-chia sẻ: “Các bạn sinh viên rất nhiệt tình, năng động, triển khai nhiều công trình, phần việc ý nghĩa cho địa phương. Đoàn xã huy động đoàn viên, thanh niên cùng tham gia hoạt động tình nguyện với sinh viên để thắt chặt tình đoàn kết, đẩy nhanh tiến độ công việc”.

Chọn xã Ia Kly (huyện Chư Prông) làm mặt trận tình nguyện, các sinh viên Trường Đại học Công thương TP. Hồ Chí Minh đã có những trải nghiệm thú vị. Mặc dù gặp không ít khó khăn do mưa kéo dài song các chiến sĩ đã linh hoạt triển khai những hoạt động phù hợp.

Sinh viên Trường Đại học Công thương TP. Hồ Chí Minh lắp đặt các trụ điện năng lượng mặt trời tại làng Pó, xã Ia Kly, huyện Chư Prông. Ảnh: P.L

Sinh viên Trường Đại học Công thương TP. Hồ Chí Minh lắp đặt các trụ điện năng lượng mặt trời tại làng Pó, xã Ia Kly, huyện Chư Prông. Ảnh: P.L

40 bóng điện năng lượng mặt trời được lắp đặt trên tuyến đường chính nối từ UBND xã Ia Kly đến làng Pó là công trình của Trường Đại học Công thương TP. Hồ Chí Minh trong chiến dịch “Mùa hè xanh” năm nay. Các trụ điện, bóng và tấm pin năng lượng mặt trời được đặt mua tại TP. Hồ Chí Minh và thuê xe vận chuyển về xã.

Bà Rơ Lan Blêh-Bí thư Chi bộ làng Pó-phấn khởi nói: “Công trình ý nghĩa giúp đoạn đường từ xã đến làng Pó sáng rõ, bà con lưu thông thuận lợi, nhất là vào ban đêm. Thay mặt bà con làng Pó, mình cảm ơn các sinh viên tình nguyện nhiều lắm”.

Trong chiến dịch “Mùa hè xanh”, các sinh viên Trường Đại học Công thương TP. Hồ Chí Minh còn sơn vẽ lại phòng học điểm trường làng Pó thuộc Trường Tiểu học và THCS Nguyễn Khuyến; trồng 1.000 cây xanh dọc theo các tuyến đường làng của xã Ia Kly; hỗ trợ 60 triệu đồng xây dựng 1 nhà tình nghĩa cho hộ dân khó khăn ở làng Klă (xã Ia Kly); tổ chức “Gian hàng 0 đồng” tặng áo quần cho bà con.

Chị Nguyễn Thị Ánh Kiều-Chỉ huy trưởng chiến dịch “Mùa hè xanh” Trường Đại học Công thương TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai-tâm sự: “Chi phí phục vụ chiến dịch do các bạn sinh viên đóng góp và gây quỹ từ việc bán đồ handmade, bán bắp rang bơ sau giờ học. Tuy vất vả nhưng ai nấy đều cảm thấy vui vì giúp bà con những phần việc ý nghĩa”.

Mùa hè đáng nhớ

“Đóng quân” tại xã Ayun Hạ từ ngày 7 đến 26-7, các sinh viên tình nguyện Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh đã có khoảng thời gian trải nghiệm quý giá. Sinh viên Nguyễn Phương Thùy-Đội trưởng đội hình tình nguyện “Mùa hè xanh” Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai-cho biết: “Trước khi triển khai chiến dịch, Đoàn trường kết nối với Tỉnh Đoàn Gia Lai để triển khai các công trình, phần việc phù hợp với địa phương.

Các bạn đến từ các tỉnh, thành phố và học các ngành khác nhau nhưng gắn kết, sẻ chia trách nhiệm khi cùng tham gia hoạt động tình nguyện. Chúng em coi chiến dịch là cơ hội “thử lửa” nhiệt huyết, tích lũy kiến thức, kỹ năng cho bản thân”.

Sinh viên Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh hướng dẫn thiếu nhi xã Ayun Hạ (huyện Phú Thiện) cách làm máy bay bằng giấy. Ảnh: P.L

Sinh viên Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh hướng dẫn thiếu nhi xã Ayun Hạ (huyện Phú Thiện) cách làm máy bay bằng giấy. Ảnh: P.L

Tham gia chiến dịch “Mùa hè xanh”, một số sinh viên Trường Đại học Công thương TP. Hồ Chí Minh bị cảm sốt do thời tiết, môi trường sống thay đổi; chỗ ở là nhà sinh hoạt cộng đồng làng Pó cũng khá chật chội. Tuy vậy, với sức trẻ và sự nhiệt huyết, các sinh viên đã vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ đề ra trước chiến dịch.

Trong quá trình tham gia chiến dịch, sinh viên tình nguyện Trường Đại học Công thương TP. Hồ Chí Minh đã thống nhất quy tắc chỉ được sử dụng điện thoại 1-2 giờ/ngày để tập trung cao độ cho hoạt động tình nguyện.

Cuối ngày, đội hình tình nguyện họp đánh giá và phân công nhiệm vụ cho ngày tiếp theo. Đội hậu cần chủ động cơm nước bằng bếp củi, 30 chiến sĩ tình nguyện đều phải trải qua nhiệm vụ này. Từ 7 giờ sáng, các bạn bắt tay vào công việc. Các hoạt động được điều phối bởi chỉ huy trưởng chiến dịch để tạo sự phối hợp nhịp nhàng, phát huy hiệu quả.

Chia sẻ cảm nhận về chiến dịch “Mùa hè xanh”, anh Nguyễn Huỳnh Gia Huy-Sinh viên ngành Tài chính-Kế toán (Trường Đại học Công thương TP. Hồ Chí Minh) tâm sự: “Đây là năm thứ 2 em tham gia chiến dịch “Mùa hè xanh”. Năm 2023, em tham gia tình nguyện ở xã Kim Tân, huyện Ia Pa.

Đội hình tình nguyện đã nhận được sự ủng hộ, tạo điều kiện từ lãnh đạo xã, đoàn viên, thanh niên. Chúng em ai cũng hạnh phúc khi thấy việc làm của mình đem lại niềm vui cho bà con, được góp sức cùng địa phương xây dựng nông thôn mới”.

Có thể bạn quan tâm

Ngóng mẹ đi chợ về

Ngóng mẹ đi chợ về

(GLO)- Ngóng mẹ đi chợ về luôn là cả một niềm yêu thích với tuổi thơ của chị em chúng tôi. Mỗi lần mẹ đi chợ là chị em mau mải chạy ra cổng hoặc tận đầu ngõ, trốn dưới một bóng cây nào đó và mắt thì cứ liên tục ngóng ra phía mẹ đi về.
Làm người mẫu nhưng... không lộ diện

Làm người mẫu nhưng... không lộ diện

(GLO)- Làm người mẫu cần phải có vóc dáng và gương mặt đẹp-đó gần như là nhận định của mọi người khi nhắc đến nghề này. Tuy nhiên hiện nay, có những lĩnh vực, người mẫu chẳng cần để lộ vóc dáng hay khuôn mặt, và nghề làm mẫu tay là một trong số đó.

Ngày hè đã xa

Ngày hè đã xa

(GLO)- Khi những cơn gió Lào bắt đầu xao xác rặng tre gầy, cái ran rát đã cảm nhận được trên da thịt cũng là lúc ngày nghỉ hè chính thức bắt đầu.
Lớp dạy vẽ của người thầy khuyết tật

Lớp dạy vẽ của người thầy khuyết tật

(GLO)- Với cuộc đời đầy khó khăn và thử thách, anh Nguyễn Văn Thành một nghệ sĩ khuyết tật, đã vượt qua mọi trở ngại để theo đuổi đam mê nghệ thuật. Không những thế, anh còn nuôi tâm huyết truyền lửa tình yêu hội họa cho thế hệ trẻ.

Dự án “Hy vọng”: Trao niềm tin, gửi yêu thương

Dự án “Hy vọng”: Trao niềm tin, gửi yêu thương

(GLO)- Dự án “Hy vọng” được nhóm từ thiện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) triển khai từ tháng 7-2024 nhằm chia sẻ những khó khăn, bất hạnh của trẻ em vùng khó. Mỗi người đóng góp 100 ngàn đồng/tháng, 10 người cùng chung sức sẽ giúp được 1 trẻ em có điều kiện sống tốt hơn.

Tình bạn

Tình bạn

(GLO)- Tôi có một ông bạn đã quá cố. Khi còn sống, cuộc sống gia đình ông không mấy hạnh phúc. Bù lại, ông có rất nhiều bạn.

Bãi bồi ven sông

Bãi bồi ven sông

(GLO)- Làng nằm bên bờ con sông nhỏ, có đoạn hẹp chỉ như con kênh đào, bề ngang ước chừng hơn trăm mét. Vậy nhưng nước sông 4 mùa trong xanh.
Thân thương cối đá

Thân thương cối đá

(GLO)- Khi ngắm nhìn chiếc cối đá xay bột-vật dụng thân thương, gần gũi và đượm màu xưa cũ, tôi lại nhớ về một thời gian khổ, chịu thương, chịu khó của các bà, các mẹ và xoay tròn cùng những giấc mơ thơ ấu đời người.
Về mái nhà xưa

Về mái nhà xưa

(GLO)- Nhiều lần trong giấc mơ, tôi thấy mình đang ở ngôi nhà xưa. Mọi thứ thật rõ ràng, cứ như không phải là mơ. Và rồi, nỗi nhớ lại trào dâng trong trái tim tôi, da diết, cồn cào.
Hành trang cần thiết cho người trẻ trong kỷ nguyên 4.0

Hành trang cần thiết cho người trẻ trong kỷ nguyên 4.0

(GLO)- Trong xu thế hội nhập của kỷ nguyên 4.0, yêu cầu của người tuyển dụng ngày càng gắt gao, bên cạnh chuyên môn, người trẻ-những chủ nhân tương lai của đất nước cần chuẩn bị hành trang cần thiết như kỹ năng công nghệ thông tin, giao tiếp… để tự tin hội nhập.

Thói quen ăn vội của gen Z: Nhiều hệ lụy!

Thói quen ăn vội của gen Z: Nhiều hệ lụy!

(GLO)- Công việc, lịch học tập dày đặc cùng với các vấn đề trong cuộc sống khiến nhiều gen Z có thói quen ăn vội vã, thiếu khoa học và không chú trọng đến dinh dưỡng. Điều này không những khiến các bạn dễ mắc bệnh lý về tiêu hóa mà còn kéo theo nhiều hệ lụy cho sức khỏe.

Trái bóng tuổi thơ

Trái bóng tuổi thơ

(GLO)- Không hiểu sao lũ con trai quê tôi đều mê trái bóng. Cũng lạ, cái thời đất nước khó khăn, truyền thông vắng bóng, lũ nhỏ đâu biết gì nhiều về môn “thể thao vua”, ấy vậy mà trái bóng tròn luôn có sức hấp dẫn kỳ lạ.
 Nhiều bạn trẻ tại tỉnh Gia Lai tích cực trau dồi nhiều kỹ năng mới để ứng phó trước làn sóng sa thải nhân sự. Ảnh: L.H

Giới trẻ ứng phó với làn sóng sa thải nhân sự

(GLO)- Làn sóng sa thải nhân sự đang diễn ra khốc liệt trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Đây là mối lo ngại của không ít sinh viên mới ra trường, thậm chí là lao động trẻ có kinh nghiệm. Để trụ vững, nhiều bạn đã chọn cách trau dồi kỹ năng, thử sức với các lĩnh vực khác.