Không chỉ mở rộng thị trường trong nước, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã ngành hàng nông sản, dược liệu chế biến trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã bắt đầu tìm kiếm thị trường xuất khẩu thông qua việc tiếp cận, trao đổi thông tin với đối tác nước ngoài, tham gia các chương trình xúc tiến thương mại.
(GLO)- Việc chế biến thô khiến nông sản Gia Lai thua thiệt đủ đường. Vì vậy, đẩy mạnh chế biến sâu được xem là giải pháp quan trọng giúp nông sản Gia Lai khẳng định giá trị, mở lối để xuất khẩu.
(GLO)- Những ngày này, bà con nông dân ở Gia Lai đang bước vào vụ thu hoạch hồ tiêu. Tuy giá hồ tiêu đang ở mức cao hơn cùng kỳ năm trước nhưng do năng suất giảm sâu khiến nhiều hộ dân tiếp tục lâm vào cảnh khó khăn chồng chất.
(GLO)- Mặc dù chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh và giá nông sản bấp bênh, nhưng nhờ chủ động triển khai các giải pháp ứng phó kịp thời nên ngành nông nghiệp tỉnh Gia Lai đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Đặc biệt, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã gặt hái nhiều thành công khi có 107 sản phẩm được công nhận đạt 3-4 sao cấp tỉnh. Hiện nay, Gia Lai nằm trong tốp 10 tỉnh, thành phố có nhiều sản phẩm OCOP nhất cả nước.
TS Trần Công Thắng (ảnh) - Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Bộ NNPTNT, cho rằng khu vực miền Trung - Tây Nguyên cần một chính sách có tính đột phá để trở thành một trung tâm nông nghiệp công nghệ cao mới.
Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta trong nhóm nông lâm thủy sản. Nhưng hiện nay, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đang suy giảm vì nhiều khó khăn. Theo các chuyên gia, đầu tư cho chế biến sâu là giải pháp giúp ngành hàng này tiến tới xuất khẩu bền vững.
Ngành điều đang dần lấy lại sự lạc quan khi có nhiều yếu tố thuận lợi cả về nguyên liệu lẫn giá cả đầu ra được cho là sẽ tạo ra sự khởi sắc cho ngành điều kể từ các tháng cuối năm 2019.