Quảng Ngãi: Ở "vương quốc" quế có 2 loại trái rừng "bắt mắt lạ tai" mà lại ngon miệng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Không chỉ vang danh là vương quốc của cây quế, huyện miền núi Trà Bồng ở Quảng Ngãi còn là xứ sở của nhiều loại trái cây rừng ưa thích của người miền xuôi trong tỉnh, đặc biệt là lớp trẻ.
 


Những ngày cuối tháng 8, cũng là thời điểm vào mùa thu hoạch trái hường và nẻ, đây cũng là 2 trong số trái rừng được xem là đặc sản khá nổi tiếng của vùng miền núi Quảng Ngãi.

 

Trái hường.
Trái hường.



Theo đó dọc tuyến đường từ TP.Quảng Ngãi lên huyện này, tại các đoạn trung tâm huyện Trà Bồng, đèo Eo Chim (xã Trà Lãnh) và trung tâm xã Trà Phong, trái hường và nẻ được người dân trong vùng bẻ hái, bày bán khá nhiều ở ven đường.
 

 Tùy theo thời điểm mà trái hường được bán với giá dao động từ 15-25.000 đồng/chục (12 trái).
Tùy theo thời điểm mà trái hường được bán với giá dao động từ 15-25.000 đồng/chục (12 trái).



Trái hường có hình dáng, kích cỡ, màu sắc khá giống với cam nhưng vỏ dày, múi thịt bên trong ít hơn. Khi vắt nước, hường có mùi thơm và vị thanh hơn rất nhiều so với đồng loại trồng ở đồng bằng.

Cũng như nhiều cây loại khác ở miền núi Trà Bồng, hường mọc hoang tự nhiên trong rừng, gần đây khi loại trái này được nhiều người mua, một số gia đình mang về trồng trong vườn, rẫy gần nhà.


 

 Một góc rẫy hường của người dân ở huyện Trà Bồng.
Một góc rẫy hường của người dân ở huyện Trà Bồng.


Tuy nhiên với tập quán canh tác "giao cho trời", không phân thuốc và chăm bón nên hường trồng là loại nông sản phẩm sạch 100%, được người miền xuôi ưa chuộng. Tùy theo thời điểm, giá bán của loại trái hường dao động từ 15.000-25.000 đồng/chục (12 trái).

 

 Sau khi hái về, trái nẻ được cột từng chùm nhỏ để bán.
Sau khi hái về, trái nẻ được cột từng chùm nhỏ để bán.



Cũng như hường, nẻ cũng mọc hoang dã trong rừng. Thời điểm chín và thu hoạch hàng năm của trái này thường từ tháng 8-9. Trái nẻ có kích cỡ nhỉnh như ngón tay út, vỏ có màu cam và mỏng, mọc thành chùm dài từ 15-30cm/chùm.  
 

 Khi có dịp đến Trà Bồng vào mùa nẻ, nhiều người miền xuôi thường ghé lại mua về làm quà cho người thân.
Khi có dịp đến Trà Bồng vào mùa nẻ, nhiều người miền xuôi thường ghé lại mua về làm quà cho người thân.



Qua quan sát thần ruột bên trong của trái nẻ cũng có màu như vỏ ngoài nhưng đậm hơn và chia thành các múi, cơm mỏng, hạt màu trắng đục như hạt chanh. Khi ăn có vị chua pha chút ngọt ngọt thanh thanh.

 

 Phần ruột bên trong của trái nẻ.
Phần ruột bên trong của trái nẻ.



 Theo đó vào thời điểm thu hoạch, sáng sớm hàng ngày người dân trong các bản làng thường đi tìm hái mang về, buộc thành từng chùm nhỏ và mang ra bày bán với giá từ 5.000-10.000 đồng/chùm.

https://danviet.vn/quang-ngai-o-vuong-quoc-que-co-2-loai-trai-rung-bat-mat-la-tai-ma-lai-ngon-mieng-20200825114230757.htm


 

Theo NHIỆT BĂNG (Dân Việt)
 

Có thể bạn quan tâm

Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Năm nay, thời tiết khắc nghiệt quá, nắng nóng kéo dài khiến ao, hồ cạn trơ đáy. Ảnh: Gia Hưng

Gia Lai thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng

(GLO)-

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh: Tính đến ngày 24-4, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng, với 379,6 ha cây trồng các loại bị thiệt hại.