Liên kết "6 nhà"-bàn đạp đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đó là đánh giá của nhiều đại biểu tại hội thảo hợp tác sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu nông sản, do T.Ư Hội NDVN phối hợp Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức chiều 11.12.
Liên kết sản xuất là tất yếu
Phát biểu tại hội thảo, ông Hà Công Tuấn - Thứ trưởng Thường trực Bộ NNPTNT nhấn mạnh, khoa học công nghệ là giải pháp đột phá để phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp có giá trị gia tăng cao. Tỷ trọng hàm lượng giá trị khoa học công nghệ đã đóng góp trên 30% tổng giá trị gia tăng trong nông nghiệp. Năng suất, chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế phổ biến của nhiều loại sản phẩm đã được nâng cao.
Ông Hà Công Tuấn khẳng định, việc thúc đẩy hợp tác, liên kết trong sản xuất nông nghiệp ngày càng đa dạng về hình thức và mở rộng đối tượng tham gia; mô hình liên kết “6 nhà” đã khá phổ biến, thông qua 1.029 chuỗi với 1.407 sản phẩm, 3.162 điểm trưng bày, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm nông sản an toàn.
 
Các đại biểu tham dự hội thảo chiều 11.12. ảnh Lê Hiếu
Đồng tình với quan điểm trên, ông Thào Xuân Sùng – Chủ tịch Ban Chấp hành T.Ư Hội NDVN nhấn mạnh: “Những mô hình nông nghiệp liên kết có hiệu quả do có chung mục tiêu, phương pháp, nghĩa vụ và cùng chia sẻ lợi ích. Nông dân nước ta có vai trò quan trọng trong mối liên kết này, bà con cần chung tay với nhà khoa học, doanh nghiệp, nhà nước để đẩy mạnh chuỗi liên kết bền vững nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng, có tính cạnh tranh cao”.
Ông Thào Xuân Sùng cho rằng, trong mối liên kết này, doanh nghiệp có vai trò tiên phong thúc đẩy sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để tạo ra sản phẩm chất lượng, đẩy mạnh thương mại...
Doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp tăng mạnh

Trong khuôn khổ Hội thảo hợp tác sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu nông sản đã diễn ra lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa T.Ư Hội NDVN với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Sunny World.


Theo báo cáo của Bộ NNPTNT, trong những năm qua đã có nhiều mô hình liên kết chuỗi từ sản xuất, chế biến, tiêu  thụ theo nguyên tắc tự nguyện, đồng thuận, cùng chia sẻ lợi ích. Nhiều HTX đã được tổ chức lại và thành lập mới, với tổng số 13.152 HTX, 39 liên hiệp HTX nông nghiệp; số lượng doanh nghiệp, tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp, nông thôn tăng nhanh trong 3 năm gần đây, khẳng định vai trò trung tâm thúc đẩy nông nghiệp phát triển.
Đi sâu về các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, TS Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch VCCI chia sẻ, năm 2017 đã có 1.955 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 20% so với bình quân 3 năm 2014-2016. Nếu tính tất cả doanh nghiệp tham gia trong chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp thì đến tháng 9.2018 đã có trên 49.600 doanh nghiệp, chiếm 8% tổng doanh nghiệp cả nước, trong đó có 7.600 doanh nghiệp trực tiếp sản xuất nông nghiệp.
Chia sẻ thêm về điều này, ông Vincent Truong - Chủ tịch, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Sunny World cho rằng, để phát triển nông nghiệp nước nhà, ngoài việc giải quyết bài toán đầu ra cho sản phẩm, cần có sự đầu tư đúng đắn trong việc áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến phát triển vùng trồng, nâng cao chất lượng nông sản, tập trung đầu tư vào khâu bảo quản chế biến sau thu hoạch. Đồng thời đầu tư phát triển hạ tầng giao thông vận tải, kho chứa, thiết lập hệ thống logistics quốc gia tiên tiến, đồng bộ và hiệu quả.
Đồng tình với quan điểm đó, Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Thào Xuân Sùng cho rằng, muốn phát triển nông nghiệp bền vững, muốn tạo ra các sản phẩm nông sản chất lượng, vai trò liên kết “6 nhà” là vô cùng quan trọng, trong đó nông dân với nhà khoa học, doanh nghiệp, cần phát huy vai trò của mình. Các tổ chức Hội Nông dân, Bộ NNPTNT cùng các ban ngành phải phối hợp chặt chẽ nhằm giải quyết những vấn đề nông dân, doanh nghiệp mong muốn. Nhà nước là người cầm cân nẩy mực trong việc xây dựng chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, nông dân phát triển, ứng dụng công nghệ mới, mở rộng thị trường.
Đình Thắng (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Năm nay, thời tiết khắc nghiệt quá, nắng nóng kéo dài khiến ao, hồ cạn trơ đáy. Ảnh: Gia Hưng

Gia Lai thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng

(GLO)-

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh: Tính đến ngày 24-4, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng, với 379,6 ha cây trồng các loại bị thiệt hại.