Vì sao TQ quyết đánh chìm tàu sân bay Mỹ bằng được nếu xung đột nổ ra?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trung Quốc ngày nay không ngừng phát triển năng lực đánh chìm tàu sân bay với mục tiêu vô hiệu hóa cỗ máy chiến tranh của Mỹ càng sớm càng tốt sau những ký ức cách đây hơn 20 năm.
Mỹ có thể huy động lực lượng đến bất kì đâu trên thế giới nhờ tàu sân bay.
Hơn 20 năm trước, một cuộc đối đầu quân sự tại Đông Á đã đẩy Mỹ và Trung Quốc gần tới một cuộc xung đột.
Sự kiện này có những tác động mạnh đến Trung Quốc, đặc biệt là với các nhà hoạch định quân sự. Khủng hoảng eo biển Đài Loan lần 3 là lúc Trung Quốc nhận ra sức mạnh và sự linh hoạt của tàu sân bay. Điều mà vẫn gây ám ảnh cho Bắc Kinh đến tận ngày nay, tác giả Kyle Mizokami nhận định trên tạp chí National Interest.
Cuộc khủng hoảng bắt đầu vào năm 1995. Đài Loan có cuộc bầu cử đầu tiên ấn định vào năm 1996 và Trung Quốc dĩ nhiên phản đối kịch liệt. Lãnh đạo Đài Loan khi đó là Lee Teng-hui thuộc Quốc dân đảng, được mời đến Mỹ để có bài phát biểu tại đại học Cornell.
Lee không được lòng Bắc Kinh vì chính sách “Đài Loan hóa”, chủ trương độc lập khỏi đại lục. Việc Lee sang Mỹ càng khiến Bắc Kinh tức giận.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Bill Clinton khi đó hiểu rõ những căng thẳng, nhưng vì quốc hội ủng hộ áp đảo nên Lee được cấp visa sang Mỹ vào tháng 6.1995.
Tân Hoa Xã khi đó cảnh báo: “Vấn đề Đài Loan như một thùng thuốc súng, đang được hâm nóng một cách nguy hiểm, dù là do Mỹ hay do Lee Teng-hui”
.
Tàu sân bay nội địa Type-001A của Trung Quốc.
Tháng 8.1995, Trung Quốc tập trận phóng tên lửa rầm rộ ở biển Hoa Đông. Cuộc tập trận được coi là cách Bắc Kinh gây khó dễ cho cuộc bầu cử vào năm tới của Đài Loan, cũng như các diễn biến căng thẳng khi Lee sang Mỹ.
Đến năm 1996, Trung Quốc bắt đầu có dấu hiệu can thiệp quân sự nhằm vào Đài Loan. Một kế hoạch được trình lên, bao gồm 30 ngày phóng tên lửa vào Đài Loan, mỗi lần phóng trong một ngày, ngay sau khi cuộc bầu cử Đài Loan diễn ra tháng 3.1996. Kế hoạch này cuối cùng không xảy ra nhưng tình báo Mỹ nắm được thông tin Trung Quốc tập trung binh lực sát Đài Loan.
Tháng 3.1996, Trung Quốc lần thứ 4 tập trận kể từ khi lãnh đạo Đài Loan thăm Mỹ. Các cuộc tập trận phóng tên lửa rơi xuống rất gần đảo Đài Loan, đe dọa đến hoạt động vận tải đường thủy của Đài Loan.
Các lực lượng Mỹ khi đó đã được huy động đến gần điểm nóng. Tàu tuần dương USS Bunker Hill lớp Ticonderoga có nhiệm vụ theo dõi các vụ phóng tên lửa của Trung Quốc từ phía nam đảo Đài Loan.
Tàu sân bay USS Independence khởi hành từ Nhật Bản, đến phía đông đảo Đài Loan với 3 tàu hộ tống. Tàu sân bay USS Nimitz cũng gấp rút rời Vịnh Ba Tư đến vùng biển Tây Thái Bình Dương, sẵn sàng hỗ trợ nhóm tàu USS Independence. Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Nimitz khi đó rất uy lực với sự góp mặt của tàu ngầm hạt nhân và nhiều tàu tên lửa.
Trung Quốc khi đó rất tức giận, nhưng không thể làm được gì hơn trước sự hiện diện của tàu sân bay Mỹ. Giới lãnh đạo Trung Quốc đưa ra kết luận rằng không thể ngăn Mỹ hỗ trợ Đài Loan nên chấm dứt các vụ phóng tên lửa.
Tên lửa đạn đạo siêu thanh DF-17.
Không ai rõ giới lãnh đạo Trung Quốc đã đề ra chiến lược nào sau Cuộc Khủng hoảng Eo biển Đài Loan lần 3, nhưng chỉ 2 năm sau, một doanh nhân Trung Quốc đã mua thân tàu sân bay chưa hoàn thiện của Ukraine.
Ngày nay, con tàu đã được đưa vào sử dụng với tên gọi tàu sân bay Liêu Ninh. Từ đó, Trung Quốc đã và đang đóng thêm 4 tàu sân bay nội địa nhờ kinh nghiệm đúc kết được từ tàu sân bay Liêu Ninh.
Cùng thời điểm, Lực lượng Tên lửa Chiến lược Trung Quốc (tiền thân là Quân đoàn Pháo binh số 2), đưa vào sử dụng mẫu tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D.
Đây là mẫu tên lửa chuyên dùng để đánh chìm soái hạm của đối phương, bao gồm cả tàu sân bay. Trong lễ duyệt binh hồi tháng 10, Trung Quốc cũng giới thiệu các tên lửa uy lực khác như tên lửa đạn đạo siêu thanh DF-17, tên lửa tầm trung DF-16 và DF-26.
Đây đều là các mẫu tên lửa tạo ra mối đe dọa trực tiếp với tàu sân bay Mỹ và các căn cứ Mỹ ở Thái Bình Dương.
Theo tác giả Mizokami, Cuộc Khủng hoảng Eo biển Đài Loan lần 3 là một bài học sâu sắc với Trung Quốc. Hơn 20 năm sau, Trung Quốc đã nắm trong tay các đội tàu sân bay đầu tiên, cũng như các vũ khí chuyên dụng để đánh chìm tàu sân bay.
Đó là cơ sở để tin rằng Trung Quốc có thể gây thiệt hại nghiêm trọng, thậm chí đánh chìm tàu sân bay Mỹ nếu chiến tranh nổ ra. Trung Quốc hiểu rõ sức mạnh của tàu sân bay nên việc đánh chìm vũ khí chiến lược của đối phương có thể coi là ưu tiên hàng đầu, theo NI.
Đăng Nguyễn (Dân Việt/NI)

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.