Không in tiền lẻ mới cho Tết Bính Thân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thông tin nêu trên được Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú chia sẻ với báo chí sáng 12-1. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước chỉ đưa các loại tiền mệnh giá nhỏ (5.000 đồng, 2.000 đồng, 1.000 đồng, 500 đồng) đã sử dụng vào lưu thông dịp Tết năm nay.
 

Trước đó, từ năm 2013, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện chủ trương không đưa tiền mới mệnh giá nhỏ (từ 5.000 đồng trở xuống) vào lưu thông. Theo tính toán của cơ quan này, việc không phát hành tiền mới in vào dịp Tết, đã tiết kiệm cho Ngân sách Nhà nước khoảng 1.500 tỷ đồng, gồm chi phí in, vận chuyển, bảo quản, đóng gói, phân loại, kiểm đếm...

Cụ thể, năm 2013, khi lần đầu thực hiện không in mới tiền 500 đồng, Ngân hàng Nhà nước đã tiết kiệm được 95 tỷ đồng chi phí in ấn, vận chuyển, kiểm đếm. Năm 2014, không in mới tiền 500 đồng, 1.000 đồng và 2.000 đồng tiết kiệm được 314 tỷ đồng. Năm 2015 và 2016, không đưa tiền 5.000 đồng trở xuống mới vào lưu thông, cơ quan này cũng tiết kiệm được thêm gần 1.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, các mệnh giá khác, Ngân hàng Nhà nước vẫn đưa ra một lượng tiền mới nhất định và đảm bảo đủ số lượng để phục vụ nhu cầu của người dân trong dịp Tết Nguyên đán.

Ngoài đáp ứng các nhu cầu thanh toán tiền mặt, Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ đạo các nhà băng đảm bảo thông suốt hệ thống liên ngân hàng trong dịp trước và sau Tết. Để đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, doanh nghiệp, cơ quan quản lý yêu cầu kéo dài thời gian hoạt động của hệ thống thanh toán liên ngân hàng cuối mỗi ngày thêm một giờ làm việc trong các ngày từ 1-2 đến 5-2.

Theo Vnexpress

Có thể bạn quan tâm

Chăn nuôi bò: Khó khăn chồng chất

Chăn nuôi bò: Khó khăn chồng chất

(GLO)- Từ cuối năm 2021 đến nay, giá bò hơi giảm sâu, trong khi giá thức ăn chăn nuôi lại không ngừng tăng. Nghịch lý này khiến người nuôi bò ở Gia Lai gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí thua lỗ. Nhiều hộ phải chấp nhận giảm đàn hoặc không tiếp tục nuôi nữa.

Gia Lai nâng tầm sản phẩm OCOP theo chiều sâu

Gia Lai nâng tầm sản phẩm OCOP theo chiều sâu

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), toàn tỉnh có 305 sản phẩm còn trong hạn sử dụng nhãn hiệu OCOP. Bên cạnh việc xúc tiến, quảng bá tiêu thụ, các chủ thể cũng chú trọng đầu tư nâng tầm sản phẩm OCOP nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Đoàn giám sát của HĐND tỉnh làm việc với Thường trực HĐND và UBND thị xã Ayun Pa về thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025. Ảnh Hà Duy

Giám sát công tác thực hiện kế hoạch đầu tư công tại thị xã Ayun Pa

(GLO)-Chiều 17-5, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã làm việc với Thường trực HĐND và UBND thị xã Ayun Pa về “Việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025”.
Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu ô tô

Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu ô tô

(GLO)- Haiquanonline.com.vn cho biết, tháng 4-2024, cả nước nhập khẩu 11.565 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch đạt 255,6 triệu USD, giảm 27,1% về lượng, giảm 22,6% về kim ngạch so với tháng trước.

Quang cảnh buổi giám sát tại huyện Kbang. Ảnh Hà Duy

Giám sát đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025 tại huyện Kbang

(GLO)- Ngày 15-5, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Đình Phương làm trưởng đoàn đã làm việc với Thường trực HĐND và UBND huyện Kbang về “Việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025”.