Còn phá rừng, còn thảm họa thiên tai: Quyết định bởi ứng xử của con người

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thảm họa thiên tai sẽ xảy ra bất cứ nơi nào trên mảnh đất hình chữ S này nếu chúng ta không thay đổi tư duy về rừng
Hậu quả của đợt thiên tai ở miền Trung vừa qua là cách con người ứng xử với thiên nhiên. Tranh cãi nguyên nhân gây ra lũ lụt, lở đất nghiêm trọng tại nghị trường Quốc hội (QH) và trong xã hội được nêu tên bao gồm thủy điện, chuyển đổi rừng sang cây công nghiệp, khai thác gỗ lậu, phát triển rừng trồng kém chất lượng, quản lý lâm nghiệp chưa hiệu quả…
Tuy nhiên, "điều chúng ta cần làm là thay đổi cách ứng xử với thiên nhiên, đặc biệt với tài nguyên rừng tại Việt Nam hiện nay"- ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST), nói.
Cần thay đổi tư duy và hành động
Đại biểu (ĐB) QH Nguyễn Lân Hiếu (tỉnh An Giang) cho rằng thảm họa sẽ xảy ra bất cứ nơi nào trên mảnh đất hình chữ S này nếu chúng ta không thay đổi tư duy và cách làm. Chúng ta hô hào trồng rừng nhưng vẫn cho phép những đại dự án khởi công ngay trong lõi rừng.
ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai (TP Hà Nội) cho rằng cần thẳng thắn hơn khi phân tích những nguyên nhân, bất cập trong công tác quản lý rừng từ cơ quan trung ương đến địa phương, đặc biệt là các cấp chính quyền địa phương nơi có rừng. Về vấn đề trồng rừng thay thế, bà Mai cho rằng là khiên cưỡng, bởi vì sự thay thế ở đây là không thể. "Rừng tự nhiên có những đặc điểm mà rừng trồng không bao giờ có được, đó là khả năng giữ đất, giữ nước, bảo vệ môi trường. Theo các chuyên gia, nếu như giữ lại được 1 ha rừng tự nhiên còn tốt hơn trồng mới 10 ha rừng".
Vì vậy, theo ông Nguyễn Lân Hiếu, chúng ta phải thay đổi cách làm và phải nhận thấy những sai lầm trong quá khứ. Việc này thật khó vì thay đổi trên văn bản chỉ đạo, nghị quyết thì đã làm nhưng thay đổi trong tư duy thì không dễ. "Khi mỗi người trong đầu vẫn quan niệm gỗ tự nhiên tốt hơn gỗ công nghiệp, vẫn khoe nhà, vật dụng trong gia đình làm từ gỗ quý hiếm rồi tự huyễn hoặc là gỗ này nhập về từ các nước, không phải từ rừng đặc dụng Việt Nam. Philippines là quốc gia chịu nhiều bão nhất Đông Nam Á và chúng ta còn phải học rất nhiều từ nước bạn. Họ giữ rừng già, giữ những ngọn núi cao còn hơn cả con ngươi của mắt mình, vì họ biết đây chính là thành trì quan trọng nhất để bảo vệ đất nước, con người trước sự hung dữ của thiên nhiên" - ĐB Hiếu nói.
ĐB Nguyễn Thị Lệ Thủy (tỉnh Bến Tre) khẳng định khi nào còn nhu cầu sử dụng gỗ quý thì còn nạn phá rừng và người dân vẫn sẽ tiếp tục hứng chịu những hậu quả tang thương.

Ngôi nhà rường sử dụng hàng chục mét khối gỗ tự nhiên của một cán bộ lãnh đạo ngành kiểm lâm tỉnh Quảng TrịẢnh: Vne
Ngôi nhà rường sử dụng hàng chục mét khối gỗ tự nhiên của một cán bộ lãnh đạo ngành kiểm lâm tỉnh Quảng TrịẢnh: Vne
Ngăn chặn việc tiêu thụ gỗ rừng tự nhiên
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động về giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng khai thác rừng tự nhiên trái phép cũng như giải pháp để hạn chế, ngăn chặn việc tiêu thụ gỗ rừng tự nhiên, Thứ trưởng Thường trực Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn cho biết thói quen sử dụng gỗ tự nhiên có từ rất lâu, do trước đây chưa có vật liệu thay thế. "Gỗ tự nhiên đáp ứng được yêu cầu sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ theo truyền thống, có giá trị cao nên hiện nay còn bộ phận trung lưu vẫn dùng đồ gỗ tự nhiên. Đây là hành vi rất đáng lên án" - ông Hà Công Tuấn nói.
Ông Hà Công Tuấn cho rằng Chính phủ cũng đã quy định việc mua sắm công hoàn toàn không được dùng gỗ tự nhiên và phải dùng gỗ có nguồn gốc hợp pháp. Còn đối với người dân, chúng ta cũng có rất nhiều văn bản cũng như đẩy mạnh tuyên truyền, vận động không sử dụng gỗ tự nhiên mà chuyển sang dùng gỗ nhân tạo có giá thành rẻ, chất lượng tốt. Dù vậy, theo ông Tuấn, sự chuyển biến nhận thức chưa như kỳ vọng.
Ông Tuấn cho rằng những hành vi buôn lậu gỗ hay phá rừng tự nhiên hiện nay đều bị xử rất nghiêm khắc với việc tăng chế tài cả về phạt tiền, phạt tù nhưng ông cũng nhấn mạnh bên cạnh đó, việc muốn vận động người dân thay đổi ý thức, từ bỏ thói quen sử dụng gỗ tự nhiên đòi hỏi cả hệ thống chính trị vào cuộc với quyết tâm cao, liên tục, lâu dài, chứ chỉ ngành lâm nghiệp sẽ không thể đảm đương nổi. "Làm sao tạo ra phong trào cả xã hội phải nói không với gỗ rừng tự nhiên" - ông Tuấn mong muốn.

Ngôi nhà rường sử dụng hàng chục mét khối gỗ tự nhiên của một cán bộ lãnh đạo ngành kiểm lâm tỉnh Quảng TrịẢnh: Vne
Ngôi nhà rường sử dụng hàng chục mét khối gỗ tự nhiên của một cán bộ lãnh đạo ngành kiểm lâm tỉnh Quảng TrịẢnh: Vne
Nâng cao năng lực chuỗi cung ứng
Thứ trưởng Hà Công Tuấn cũng cho rằng cần phải nâng cao năng lực chuỗi cung ứng. Dù ngành gỗ nước ta phát triển, mỗi năm xuất khẩu hơn 10 tỉ USD nhưng chuỗi cung ứng nội địa chưa được quan tâm đúng mức. Cùng với đó, phải bảo đảm thực hiện được việc truy xuất nguồn gốc tất cả sản phẩm gỗ, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Ông Đỗ Xuân Lập cho biết mới đây, VIFOREST và Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP HCM, Hiệp hội Chế biến gỗ tỉnh Bình Dương, Hiệp hội Gỗ và Thủ công mỹ nghệ Đồng Nai, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Thanh Hóa, Chi hội Gỗ dán và Chi hội Dăm gỗ đã ký cam kết thúc đẩy sự phát triển ngành gỗ theo hướng phát triển bền vững, kiên quyết không sử dụng nguồn gỗ bất hợp pháp.
"Các thành viên tuyệt đối không sử dụng gỗ nhiệt đới, đặc biệt từ nguồn châu Phi, Lào và Campuchia, để làm các sản phẩm xuất khẩu. Các hiệp hội kêu gọi các doanh nghiệp thành viên sử dụng gỗ rừng trồng trong nước, sản phẩm làm từ gỗ rừng trồng và gỗ nhập khẩu từ vùng địa lý tích cực và loài không rủi ro" - ông Lập nói.
Tuy nhiên, ông Lập cho rằng nguồn gỗ tự nhiên, bao gồm cả nguồn gỗ khai thác lậu và gỗ nhập khẩu rủi ro cao, vẫn được tiêu thụ tại thị trường nội địa bởi thói quen sử dụng gỗ tự nhiên, bao gồm các loại gỗ quý vẫn tồn tại trong một bộ phận không nhỏ những người lắm tiền nhiều của, những người muốn phô trương.
Do đó, các hiệp hội ủng hộ Chính phủ trong việc tăng cường kiểm tra, giám sát nguồn gỗ nhập khẩu, đặc biệt là gỗ nhiệt đới từ các nước lân cận và từ châu Phi, được nhập khẩu vào Việt Nam từ các khu vực địa lý rủi ro và loài rủi ro. Tất cả thành viên của các hiệp hội được yêu cầu phải tuân thủ nghiêm ngặt về Quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp của Việt Nam (VNTLAS), của Chính phủ để bảo đảm toàn bộ các hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu, khai thác, vận chuyển, mua bán, chế biến gỗ được thực thi hợp pháp.
"Các hiệp hội có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng phát hiện, ngăn chặn và loại bỏ các hành vi gian lận thương mại và đầu tư núp bóng trong ngành gỗ, kêu gọi các hoạt động thương mại và đầu tư minh bạch, có trách nhiệm với thiên nhiên và con người, đem lại giá trị cao cho ngành" - người đứng đầu VIFOREST kêu gọi. 
QH yêu cầu trong thời gian tới, 2 mảng rừng: một là rừng tự nhiên, bằng chính sách khoanh nuôi bảo vệ phải tăng hơn nữa định mức để cho người dân tham gia trồng rừng, quản lý, chăm sóc rừng của quốc gia ngày một bảo đảm độ giàu về đa dạng sinh học, trữ lượng phải tăng lên; hai là rừng trồng, cũng phải thay đổi bằng kết cấu cây rừng lâu năm, cơ cấu hài hòa kết hợp đặc biệt những nhóm cây bản địa, để có được diện tích rừng ngày một bảo đảm chất lượng.
Văn Duẩn (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Mật danh B29

Mật danh B29

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.
Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Người trở về

Người trở về

Sự trở về là minh chứng sinh động cụ thể nhất cho việc vượt qua định kiến và mặc cảm về những gì họ đã từng nghĩ, từng hành động.