Về Krong: Lần nào cũng… tâm trạng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Bok Đinh Danh hướng dẫn đoàn vào Khu di tích căn cứ Krong, vừa đi vừa hỏi chuyện, hành trình ngắn lại rất nhiều.
 

Ảnh: Thất Sơn
Ảnh: Thất Sơn

Sinh ở làng Klech, theo cách mạng từ rất sớm, trước khi chiến tranh kết thúc, bok Danh là Tiểu đội trưởng du kích xã. Hiện ông là Bí thư chi bộ làng Cheng.

Để đến khu căn cứ, chúng tôi phải lội qua suối Kbưng và đi thêm vài trăm mét nữa. Rừng già hãy còn (khu căn cứ nằm trong vùng rừng nguyên sinh Kon Ka Kinh), nhưng khoảng cách từ suối lên và khoảnh rừng phía trên thì đã thành nương rẫy. Bia di tích lọt thỏm giữa rừng già, đối diện là hàng ghế dã chiến bằng cây rừng. “Di tích căn cứ cách mạng khu 10 xã Krong (cơ quan Tỉnh ủy Gia Lai từ năm 1972-1975), cách UBND xã 9 km”)-dòng chữ quá ngắn gọn trong khi niềm xúc động của người từ xa đến mỗi lúc dâng lên. Ụ đất nằm sát bên cạnh bia là hầm trú ẩn của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Trần Văn  Bình (Đinh Danh gọi là hầm ông Đẳng) vẫn còn đó.

Krong là hậu phương vững chắc, chở che, nuôi giấu cán bộ của tỉnh, quân khu, Trung ương và phục vụ kháng chiến. Tiếng phổ thông lưu loát, ý tứ mạch lạc, bok Danh dần đưa mọi người trở về với quá khứ gian khổ nhưng hào hùng thuở nào. Dẫu là lán trại tạm thời và thiếu thốn trăm bề nhưng xa đồn bót địch, được nhân dân nuôi dưỡng, bảo bọc nên căn cứ là nơi an toàn tuyệt đối, giúp các đồng chí lãnh đạo an tâm hoạt động, có nhiều quyết sách quan trọng góp phần đưa cuộc kháng chiến của Đảng bộ, quân và dân tỉnh nhà đi đến thành công.

Là xã có nhiều đóng góp trong chiến tranh, vì vậy Krong được các cấp, các ngành dành nhiều sự quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ. Cơ sở hạ tầng, bộ mặt trung tâm xã đã thay đổi đáng kể. Trước sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, đặc biệt với ý nghĩa tri ân vùng căn cứ kháng chiến, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải hỗ trợ kinh phí 30 tỷ đồng xây dựng con đường nối từ đường Đông Trường Sơn vào Krong (10 km). Giờ đây khi đến Krong, hẳn ai cũng cảm nhận đầy đủ giá trị của con đường an toàn, đảm bảo giao thông 2 mùa mưa nắng, giúp bà con dễ dàng đi lại, giao lưu văn hóa, vận chuyển hàng hóa, vật tư.

 

Ảnh: Thất Sơn
Ảnh: Thất Sơn

Tỉnh ủy cũng đã có nghị quyết tập trung phát triển các vùng đặc biệt khó khăn, vùng căn cứ và với Kbang thì có xã Krong. Sau đó, hàng loạt vấn đề đã được các cấp, các ngành của tỉnh tích cực triển khai: điều tra, khảo sát, lập quy hoạch, lên kế hoạch, hình thành đề án, chỉ đạo và phối hợp, huy động nguồn lực... Nhiều chương trình về nguồn, hướng về chiến trường xưa, tri ân vùng đất anh hùng triển khai, đem đến cho vùng đất năm xưa một tinh thần mới, khí thế mới. Giờ đây, các làng trong xã đã có điện, tỷ lệ hộ sử dụng điện chiếm 98%, 394 hộ của 21 làng dân tộc thiểu số định cư ổn định, số hộ sử dụng nước hợp vệ sinh chiếm 84%. Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới đang được tích cực triển khai, hứa hẹn nhiều kết quả khả quan.

Nhưng vấn đề căn cơ là nâng cao đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân thì vẫn là bài toán khó. Nổi lên là nền sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào thiên nhiên may rủi. Tình trạng xâm hại tài nguyên rừng có khi diễn biến phức tạp. Các chương trình mục tiêu quốc gia triển khai trên địa bàn hiệu quả hạn chế, chưa thực sự bền vững. Xã còn có hơn 60% hộ nghèo.

Thất Sơn

Có thể bạn quan tâm

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

Sau 70 năm giải phóng, mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng có rất nhiều thay đổi đáng tự hào trên. Để làm rõ hơn kết quả đạt được của Điện Biên trong 70 năm qua và định hướng sắp tới, phóng viên Tiền Phong có cuộc trao đổi với ông Lê Thành Đô - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên.
Tiếng kèn địch vận trên đồi C1

Tiếng kèn địch vận trên đồi C1

Ký ức xưa ùa về, vị tướng già 92 tuổi đã ôm máy trợ tim hơn 20 năm, ánh mắt như cười khi thổi những giai điệu rộn ràng của cây kèn Harmonica cho tôi nghe, những bản tình ca tha thiết của 31 ngày đêm chiến đấu trên đồi C1...
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

Có lẽ, ít ở đâu trên nước ta, quyết tâm đưa điện về bản lại cao như ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Địa bàn nghèo nên không thể cấp cho dân “cá”, muốn cấp “cần câu” cũng khó nên chính quyền chọn cách đưa cho dân “mồi câu”. “Mồi câu” ở đây chính là điện lưới quốc gia.
Tôi đi chiến dịch Điện Biên

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

(GLO)- "Tôi có cảm tưởng như cả đất nước, tất cả các dân tộc đang hành quân đi giành lấy độc lập tự do. Làm sao mà có thể đè bẹp ý chí của cả một dân tộc yêu nước. Tôi vô cùng tự hào là người chiến sĩ Ê Đê thuộc Tây Nguyên miền Nam duy nhất cũng có mặt trong đoàn quân ấy".

Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?
Mật danh B29

Mật danh B29

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.
Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.