Bok Wừu trong nỗi nhớ của người thân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bìa cuốn sách "Bok Wừu" do Sở Văn hóa- Thông tin Gia Lai-Kon Tum xuất bản năm 1993, tranh vẽ của Trần Thọ và Xu Man.
Bìa cuốn sách "Bok Wừu" do Sở Văn hóa- Thông tin Gia Lai-Kon Tum xuất bản năm 1993, tranh vẽ của Trần Thọ và Xu Man.
Tôi dường như không thể tin người đang ngồi trước mặt mình là con trai đầu của Anh hùng Liệt sĩ Wừu- ông HNhăk. Trong góc nhà cũ kỹ, đơn sơ (làng Tul Đoa, xã Đak Sơ Mei, huyện Đak Đoa), ông HNhăk đang lụi cụi treo đám thuốc lá mới hái lên sợi dây dăng sẵn bên vách sàn. Nhà ông, cái gì cũng đượm màu thời gian, từ chiếc chiếu, tấm chăn, ngay cả chiếc áo ông đang mặc cũng thế, đến cả cái tuổi ông mang cũng vậy. Và, bằng chất giọng đùng đục, đặc sánh mùi thuốc lá cuộn, thi thoảng lại húng hắng ho, ông kể cho chúng tôi nghe về cha mình- một tấm gương hi sinh quả cảm, người con trung hiếu của dân tộc Bahnar trung hậu, kiên cường.

Khúc tráng ca bi hùng
“Nhà tôi là cơ sở cách mạng tin cậy lúc bấy giờ (năm 1946, 1947-khi giặc Pháp quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa- NV), cha tôi bắt liên lạc với nhiều cán bộ cách mạng, cùng bà con làng Đê Đoa phát nương làm rẫy, làm thật nhiều hầm chông, cạm bẫy bắt con heo rừng và bắt cả “con heo Tây”- Ông HNhăc kể- Thằng Tây đồn sợ nhiều, chúng đã treo giải ai bắt được ông sẽ thưởng nhiều muối ngon, nhiều vải tốt nhưng đồng bào, ai cũng tin ông, cũng nghe theo lời ông; tức quá, chúng liền cho 1 tiểu đoàn vào làng đốt nhà cửa, bắt người già, con trẻ đem đi. Chúng làm thế, bà con càng căm thù chúng hơn, càng quyết tâm đi theo ông hơn. Lũ giặc cay cú, quyết bắt cho được ông. Cha tôi bị bắt ba lần, lần nào cũng dõng dạc: “Cán bộ hả? Có dân là cán bộ. Ai cũng là cán bộ cả. Tao không biết nói tên ai. Tao chỉ biết nói tên tao: Wừu!”. Hai lần đầu bị giặc bắt, ông đều trốn thoát, trở về tiếp tục hoạt động; lần thứ 3 thì...”.

Ông HNhac kể cho Đinh Chinh và chúng tôi nghe chuyện Bok Wừu. Ảnh: T.H

Ông HNhac kể cho Đinh Chinh và chúng tôi nghe chuyện Bok Wừu.

Ảnh: T.H

Kể tới đây, ông HNhăk chợt ngừng lại, tay vê vê tẩu thuốc. Rít một hơi thật sâu, thả một làn khói thật dài, ông lẳng lặng đứng dậy, lục tìm trong đám đồ cũ một hồi, lấy đưa tôi một tờ giấy đã ngả vàng. Đó là tâm bằng Tổ quốc Ghi công Liệt sĩ Wừu- đội viên du kích làng Đê Đoa. Tôi biết, là ông đang nhớ lại lần cha mình bị giặc phục kích hồi mùa hè năm 1952. Lần này, bok Wừu đã bị địch tra tấn dã man ở đồn Đak Đoa, ở Kon Tum rồi đưa về làng cắt mũi, xẻo tai và chặt 10 đầu ngón tay, gây nỗi khủng khiếp cho người thân và gia đình, nhưng chúng vẫn không lấy được một lời khai nào của bok, bởi trước sau bok vẫn kiên quyết một lời kêu gọi đồng bào: “Đừng sợ, hãy căm thù và đoàn kết đấu tranh diệt cho hết lũ Ayat” (ayat- ý chỉ bọn giặc cướp nước- NV). Im lặng riết, rồi giọng ông trở nên sâu thẳm: “Cái đau đớn, cái kinh sợ của lần thấy bă (bố, ý chỉ bok Wừu- NV) bị giặc hành hạ đã ăn sâu trong máu rồi, không bao giờ quên. Bà con trong làng cũng thế. Nhớ tới nó nhiều thì lại căm lũ giặc nhiều. Trước khi ngã xuống, bă còn lừa lũ giặc khiến không ít đứa sa xuống hầm chông, và để trả thù, chúng đưa ông xuống suối, dùng lưỡi lê chọc vào mắt và xả đạn như mưa rừng. Đêm đó, cả làng đốt đuốc đi tìm. Cả khu rừng bừng bừng ngọn lửa-ngọn lửa của lòng tiếc thương, sự cảm phục và nỗi căm hờn. Dân làng tìm thấy cha tôi ở khe suối nhỏ...”.

Những thẳm sâu niềm nhớ
Theo chân Đinh Chinh- cháu gọi bok Wừu bằng cố, hiện là cán bộ xã Đak Sơ Mei, sau nhà ông HNhăc, chúng tôi đến thăm gia đình bà H’Nheo, bà Kít- những người con của Anh hùng Liệt sĩ Wừu. Gần 1 giờ chiều rồi, yă H’Nheo vẫn đang chờ con dâu đi rẫy về để ăn cơm trưa, cho dù trước khi đi chị có để cơm cùng lời dặn rõ ràng: “Mẹ ăn trước đi, chắc chiều muộn con mới về”. Bị mù từ vài năm nay, lại thêm cái bệnh tuổi già, yă H’Nheo như một ngọn nến trước gió. Nghe Đinh Chinh giới thiệu, yă tìm tay tôi mà nắm chặt, mà xoa khắp mặt tôi, thật lâu. Yă khóc rồi lại cười, cái cười ầng ậng nước: “ Từ hồi HNhăc thanh niên, mình đứng đến ngang lưng HNhăc, bă đã đi cách mạng rồi. Bă đi, ở nhà khổ lắm. Bă khai với giặc là không có con, không nhà cửa nhưng nhà thì vẫn bị giặc dỡ hết, mẹ thì chết, HNhăc cũng đi theo cách mạng, mấy chị em còn nhỏ, cơm không có mà ăn, lại còn bị gọi lên tra khảo nhiều lần. Riết rồi cũng qua, khi lớn chị em bảo nhau cùng tham gia giã gạo, tiếp tế cho bộ đội đấy”. Rồi yă lấy tay quệt quệt những giọt nước mắt mặn mòi và đập đập vào ngực mình: “Hỏi mình có nhớ bă nhiều không a, ô nhớ chứ, nhiều lắm, nhiều hơn là lúc sau khi me (mẹ) mất, Kăr mới biết đi (người con út của bok Wừu, hiện đã chết- NV), nhìn Kăr thấy thương Kăr, thương bă, nhớ me, nhớ bă, thường mong bă ghé về. Mong bă về thì nhiều như thế nhưng từ cái bữa thấy bă bị đánh đến bê bết máu, 2 tay bị xích chặt, căm giận hét lớn trước bọn Tây: “Chúng mày muốn tìm Việt Minh à? Ai cũng là Việt Minh. Tất cả người Bahnar đều là Việt Minh” thì lại chỉ mong bă tiếp tục đi cách mạng, cùng bộ đội đuổi hết lũ cọp beo gian ác ấy”. Còn yă Kit, người con thứ 3 của bok Wừu lại chỉ lặng lẽ ngồi tựa cửa, hút mãi một hơi thuốc khi nghe câu hỏi của tôi. Thời gian chậm chậm trôi, nhìn yă, tự nhiên, tôi lại như không dám mở lời, chỉ loay hoay với chiếc máy ảnh. Riết rồi yă cũng nói, giọng nhẹ như không: “Lâu quá rồi mà, bây giờ mới có người hỏi tới. Để yă đi lấy nước đã...”.

Làng định cư
Làng định cư
“Yă Kit vốn ít nói, nghe chị hỏi, chắc rất bất ngờ và cảm động. Em biết, yă đang nghĩ nhiều lắm đấy, chỉ chưa biết bắt đầu từ đâu thôi”- Đinh Chinh nhìn tôi cười. Tôi nhìn Chinh, cũng cười, lòng chợt ngân lên sự cảm mến. Nếu như, hôm nay tôi không gặp được chàng trai Bahnar 28 tuổi đầy nhiệt huyết này- một đại diện của thế hệ trẻ nhưng lại vô cùng hiểu chuyện của lớp tiền bối anh hùng- thì với cái vốn tiếng Bahnar ít ỏi của mình, chưa chắc tôi đã có được những điều mình muốn biết. Chinh bộc bạch: “Em chỉ mong ở Đak Sơ Mei mình có một nhà tưởng niệm anh hùng Wừu, giống như ở làng Stơr của anh hùng Nup ấy. Rồi những người nhớ chuyện như nội HNhăc cũng ít đi, cái nhà tưởng niệm ấy là để lũ trẻ mai sau biết mà tự hào, mà cố gắng phát huy truyền thống cách mạng của quê mình...”.
Thu Huế

Có thể bạn quan tâm

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.
Người trở về

Người trở về

Sự trở về là minh chứng sinh động cụ thể nhất cho việc vượt qua định kiến và mặc cảm về những gì họ đã từng nghĩ, từng hành động.