Ông lớn... cổng những 17 tỉ, những 6 tỉ và...

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Không có cổng chào chẳng làm sao cả. Nhưng trường học mà không có nhà vệ sinh thì cực quá, cực đến độ con người không giống như con người nữa.
 

Cổng chào Kim Sơn, từng được cảnh báo sẽ phải tháo dỡ, di dời... mà không được bồi thường và hỗ trợ nếu QL10 được cải tạo. Ảnh: Dantri
Cổng chào Kim Sơn, từng được cảnh báo sẽ phải tháo dỡ, di dời... mà không được bồi thường và hỗ trợ nếu QL10 được cải tạo. Ảnh: Dantri


Những bàn ghế cũ kỹ, những chiếc bảng chằng đụp bạc thếch, những phòng học đi mượn chật hẹp không có cái tối thiểu nhất là nước sạch, là nhà vệ sinh. Đến nỗi, cô giáo cho các cháu ngồi bô rồi mang sang nhà dân đổ nhờ.

Đây là thực trạng ở các điểm trường của Trường mẫu giáo mầm non Hoa Thiên lý xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắk (Đắk Lắk).

Thực tế ấy tồn tại nhiều năm rồi. Cô hiệu trưởng nói năm nào cũng “xin”, gửi không nhớ là bao tờ trình, nhưng rồi kiến nghị miết, xin miết mà có được đâu.

Ông trưởng thôn cũng nói một điểm trường khang trang là mơ ước nhiều năm... nhưng chờ mãi chẳng thấy đâu. Thật đau lòng, vị trưởng thôn còn nhấn mạnh “Giáo dục mầm non là nền tảng nên cần được ưu tiên đầu tư”.

Trên báo Người Lao Động, ông Phạm Xuân Vinh, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Krông Pắk nói lý do chưa thể đầu tư xây dựng Trường Mẫu giáo Hoa Thiên Lý là vì “năm nay chỉ được cấp kinh phí 13 tỉ đồng”.

13 tỉ, trong khi cả huyện có 100 trường và phải tập trung đầu tư trường chuẩn, trường tái chuẩn, trường xuống cấp nghiêm trọng, còn nhiều điểm lẻ không quan tâm hết được.

Câu chuyện trường mầm non thiếu nước sạch, thiếu nhà vệ sinh ấy xuất hiện hôm qua, song song với câu chuyện cũng thời sự cái cổng chào 17 tỉ ở một tỉnh miền Trung, và cái cổng chào 6 tỉ ở một huyện ven biển.

Giữa ngôi trường mầm non thiếu đến cái tối thiểu ở Tây Nguyên và những cái cổng chào ở một huyện miền biển có gì liên quan?

Có đấy. Dẫu là cổng chào 6 tỉ hay nhà vệ sinh trên dưới chục triệu - dù từ ngân sách, từ nguồn xã hội hoá thì rút cục đều là những nguồn lực xã hội cần chắt chiu.

Không có cổng chào, chẳng làm sao cả. Nhưng trường học mà không có nhà vệ sinh thì cực quá, cực đến độ con người không giống như con người nữa. Huống chi, có mấy ai đi qua mà giơ tay chào, dẫu là một cái cổng bự, một ông lớn cổng!!!

Năm nay, nền tăng trưởng nền kinh tế đang là một dấu hỏi lớn khi “Tết Cô Vy” đã đến tháng thứ 8.

Năm nay, nhiệm vụ thu ngân sách đang là một bài toán cực khó khi doanh nghiệp mất nguồn thu.

Kể cả dân nữa, những đồng tiền dự trữ đang cạn dần.

Chính vì thế, hoan hỉ với những ông lớn cổng đang gây ra phản ứng xã hội, như những khoản chi phản cảm.

Đơn giản, trong khi nguồn lực là hữu hạn thì chi cho cái cổng đương nhiên sẽ phải giảm bớt tiền bạc cho những ưu tiên khác.

Bởi không đơn giản, một địa phương một mặt ngửa tay nhận gạo cứu đói, trong khi vẫn cổng chào to, tượng đài lớn… thì rất khó thuyết phục người dân rằng việc xây cổng là cần thiết cấp bách.

Có lẽ, giờ đây không thể chỉ có thể nói suông về sự thấu hiểu và trách nhiệm của những người đã quyết việc tiêu tiền thuế của dân được nữa rồi.

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/ong-lon-cong-nhung-17-ti-nhung-6-ti-va-838501.ldo
 

Theo ANH ĐÀO (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Chọn chất thay vì lượng

Chọn chất thay vì lượng

Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học ra đời với xuất phát điểm là tạo một sân chơi dành cho những học sinh có đam mê và khả năng nghiên cứu từ sớm. Nhưng lâu nay, các cuộc thi này khiến dư luận muộn phiền vì không biết sản phẩm nghiên cứu có thực sự là của học trò.
'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Văn minh đô thị là gì, bắt đầu từ đâu? Không cần phải có cái nhìn quá vĩ mô, những lời hô hào, kêu gọi "đao to búa lớn". Hãy bắt đầu xử lý ngay từ những việc tưởng nhỏ bé nhưng diễn ra mỗi ngày, làm nhức mắt, khó chịu bao người.
Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).