Sợ quá... mất khôn!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tôi có cô bạn thân là giáo viên hiện cư trú tại một huyện biên giới. Mấy nay, tôi thường gọi điện hỏi thăm xem bạn đối đầu với dịch Covid-19 ra sao. Cô bạn cầm máy trả lời, giọng như sắp khóc: “Vợ chồng con cái “cố thủ” ở nhà hơn nửa tháng rồi, sợ đến bủn rủn cả người. Kiểu này có khi chưa chết vì dịch đã chết vì sợ”. Tôi trấn an bạn đừng quá hoang mang, cần chịu khó theo dõi truyền thông, tin tưởng vào nỗ lực chống dịch của Chính phủ. Nghe vậy, bạn một hai lắc đầu: “Người ta nước lớn binh cường tướng mạnh còn chết lên chết xuống, mình tài ba gì”.
Ông bạn đồng nghiệp gần nhà “thực tế” hơn: Vừa nghe tin TP. Vũ Hán ban bố lệnh giới nghiêm, corona bắt đầu rục rịch lây sang Việt Nam, ông đã lập tức chạy đi chở nguyên bao gạo… 100 kg về nhà. Chưa hết, ông còn sai vợ ra siêu thị “hốt” về nào đồ hộp, mì gói, lạp xưởng, nước uống đóng chai... Chưa kể phần thức ăn tươi chất đầy tủ lạnh, riêng đống nhu yếu phẩm “phục vụ sự nghiệp chống dịch” vợ chồng ông khuân về ngổn ngang đã đủ để mở luôn một cửa hàng tạp hóa! Tôi thắc mắc: “Nhà ông chỉ có 3 người, bao nhiêu thứ kia thì ăn uống tới chừng nào mới hết?”. Ông bạn trợn mắt: “Ăn tới chừng nào… hết dịch thì thôi. Biết đâu nó kéo dài tới năm sau thì bao nhiêu đó cũng đâu có đủ”.
Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên toàn cầu. Việt Nam cho đến giờ vẫn được xem là vùng ảnh hưởng nhẹ. Vậy nhưng tin tức xấu bay về từ những ổ dịch lớn ở châu Âu, Mỹ, Trung Đông… cộng với thông tin trong nước về số ca dương tính ngày càng tăng (cho dù tăng chậm) đã khiến một bộ phận không nhỏ người dân phát hoảng. Dù được truyền thông giải thích, hướng dẫn, trấn an, người ta vẫn mang tâm lý tiêu cực, sợ hãi thái quá. “Sợ mất khôn” khiến nhiều người hành xử thiếu sáng suốt, lệch lạc. Chuyện đóng cửa “tự khủng bố mình” hoặc đổ xô đi mua hàng về trữ từ đầu mùa dịch tới giờ khá phổ biến. Cá biệt, còn có những ca bi hài hơn như vụ dính quả lừa “vắc xin ngừa Covid-19” ở Bình Định hay chuyện người đàn ông ở Hà Nội suýt chết vì uống 15 viên Chloroquine để… phòng lây nhiễm corona! Kẻ làm sai đương nhiên bị pháp luật trừng trị. Tuy nhiên, cái đáng nói là sự cả tin của một bộ phận người dân. Chỉ có thể lý giải là do quá sợ mà trở nên… lú lẫn!
Dịch Covid-19 quả thật rất đáng sợ. Đúng, phải “biết sợ” thì chúng ta mới nghiêm cẩn mà phòng-chống dịch, thoát được thảm cảnh “vỡ trận” do bệnh chủ quan của cộng đồng một số quốc gia Âu, Mỹ hoặc Trung Đông. Vậy nhưng, quá sợ tới mức “mất khôn” dẫn tới chuyện suy nghĩ, hành xử tào lao thì cái sợ ấy cũng sẽ gây nên họa!
Y NGUYÊN

Có thể bạn quan tâm

Chọn chất thay vì lượng

Chọn chất thay vì lượng

Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học ra đời với xuất phát điểm là tạo một sân chơi dành cho những học sinh có đam mê và khả năng nghiên cứu từ sớm. Nhưng lâu nay, các cuộc thi này khiến dư luận muộn phiền vì không biết sản phẩm nghiên cứu có thực sự là của học trò.
'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Văn minh đô thị là gì, bắt đầu từ đâu? Không cần phải có cái nhìn quá vĩ mô, những lời hô hào, kêu gọi "đao to búa lớn". Hãy bắt đầu xử lý ngay từ những việc tưởng nhỏ bé nhưng diễn ra mỗi ngày, làm nhức mắt, khó chịu bao người.
Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).