Khúc giao mùa của cỏ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Cuối đông, bầu trời cao nguyên bàng bạc, mây mỏng nối nhau vội vàng trôi. Thỉnh thoảng, vài áng mây vuột ra để lộ những mảng trời xanh thắm. Có nắng nhưng chưa đủ xua tan chút lạnh của mùa. Trên những triền đồi, dã quỳ đã xuống lá chân, hoa dần lụi tàn. Nhưng thật kỳ diệu, khi cao nguyên vừa trút bỏ chiếc áo quỳ vàng rực rỡ thì đã khoác lên màu áo sặc sỡ dệt từ hoa của các loài cỏ có cờ, trổ hoa từ đọt!
Họ nhà cỏ có cờ rất hợp với vùng cao nguyên đất đỏ và đẹp vào mùa đông. Mùa này, thời tiết hanh khô, thiếu nước, rễ cỏ phải vắt kiệt sức tìm nguồn dưỡng chất để nuôi cơ thể. Như ý thức được tuổi đời của mình, vào những ngày có nắng, cỏ dồn hết sinh lực làm bung nở cờ hoa để đem đến vẻ đẹp cho đời.
Khác với loài cỏ trổ hoa từ nách lá khi hoa tàn, thân vẫn phát triển, cỏ trổ hoa từ đọt khi hoa tàn thì thân héo dần từ cờ xuống gốc, ít lâu sau chết rụi. Những bông cỏ phần bay xa, phần rơi xuống đất, nằm im trong mưa nắng đợi đến năm sau, chuẩn bị cho một chu kỳ sinh trưởng mới. Nói đến loài cỏ này, ai cũng thừa nhận, cỏ hồng, cỏ đuôi chồn và neng nông đẹp mê hồn!
Cỏ hồng, tên gọi dựa vào màu hoa, lúc còn non lá chỉ là là mặt đất, nhưng khi trổ hoa cuống vọt lên cao đến vài gang tay, hoa nở nhanh và chóng tàn. Hy hữu những buổi sớm đứng gió, trời có sương là thời điểm cỏ đẹp nhất. Thảm cỏ phủ lên lớp sương trắng xóa nên còn gọi là cỏ tuyết. Khi ánh nắng mai bắt đầu lướt qua, sương tan dần và màu hồng của cỏ mỗi lúc càng rạng rỡ. Ở Gia Lai, cỏ hồng có mặt khắp nơi nhưng đẹp nhất là ở rừng thông thuộc xã Glar (huyện Đak Đoa).
Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Càng về cuối đông, gió càng mạnh. Đây là thời điểm cỏ đuôi chồn bung hoa. Đó là loài cỏ dại thường mọc ven triền đồi núi hoang sơ. Khi trưởng thành, thân cao hơn 1 m. Hoa màu đỏ, cờ hoa vươn cao nổi bật khỏi thân cây. Đẹp đến nao lòng khi có nắng và gió: nắng làm cho màu cỏ rực rỡ, gió làm cho thảm cỏ lượn sóng. Gió càng mạnh sóng cỏ càng uốn lượn với nhiều gam màu từ sáng đến sẫm. Để ngắm nét đặc sắc đó, ta chỉ cần đến bãi cỏ đuôi chồn thuộc xã Gào ở ngoại ô Phố núi.
Những ngày gió lạnh rồi cũng qua, trời ấm dần. Khi người đi rẫy nghe chim “pit pút cất tiếng hót”, “chim chil, chim choong hát rộn trời trong” là biết mùa xuân đến. Trong các thung lũng, các hồ tự nhiên nước đã rút sạch qua mùa khô. Nhưng sau đó, thật bất ngờ là trên mặt hồ khô cạn lại phủ một màu tím biếc, màu hoa cỏ dại có tên là neng nông.
Theo người dân địa phương, loài hoa này tượng trưng cho sự sinh sôi của mùa xuân. Neng nông đẹp nhất vào lúc nắng ấm, càng nắng càng rực rỡ, tỏa hương ngan ngát. Hoa nở rộ vào những ngày đầu năm và kéo dài khoảng 2 tháng. Gần đây, cánh đồng hoa tím rộng chừng 10 ha ở làng Yom (xã Ia Khai, huyện Ia Grai) thu hút khá nhiều du khách.
Mỗi cộng đồng người đều có cách tính thời gian của riêng họ. Người Tây Nguyên nhận biết mùa qua những màu hoa rất đặc trưng của núi rừng với vẻ đẹp hoang sơ đầy sức sống. Rạo rực cùng hoa cỏ là tâm trạng náo nức của con người ở khắp buôn làng. Đó là mối quan hệ đặc biệt giữa con người với thiên nhiên!
PHAN VĂN THIÊN

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...