Miên man cùng lúa rẫy

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- “Lúa rẫy” là cách gọi chung cho cây lúa được trồng trên đất rẫy, phụ thuộc nhiều vào tự nhiên. Đây là cây lương thực chính của người Tây Nguyên trước đây, có mặt ở hầu hết các huyện trong tỉnh.
Lúa rẫy của người Jrai có nhiều giống, khác nhau về hình thái hạt lúa, độ cao cây lúa, tất nhiên cũng khác nhau về chất lượng gạo. Tựu trung, lúa rẫy được chia làm 2 loại: lúa tuốt (Bdie hpua) có hạt tròn to gấp đôi hạt lúa ta thường thấy, 1 đầu có 2 cánh như mũi tên, đầu kia có đuôi dài nhọn. Loại thứ 2 là lúa gặt, còn gọi là lúa thường (Bdie).
Tên gọi “lúa tuốt” được danh từ hóa động từ “tuốt” khi thu hoạch, có chu kỳ sinh trưởng không dưới 6 tháng, thân lúa cứng cáp, cao đến ngang ngực người phụ nữ trưởng thành; gié lúa lưa thưa, dài nên tuốt lúa cho vào gùi đeo sau lưng vẫn nhanh tiện hơn. Nói là tuốt, nhưng kỳ thực từ ngày có chiếc liềm tay, người nông dân đã biết gặt ngang gié lúa mang về rẫy phơi, đập/vò lấy hạt lúa.
Lúa tuốt chỉ phát triển ở rẫy mới đốt phá, trồng theo lối chọc trỉa, từ đầu tháng 6 khi mùa mưa bắt đầu, đến đầu tháng 12 thì thu hoạch. Sức chịu hạn, khả năng miễn dịch các loại sâu bệnh là đặc điểm ưu thế của giống lúa này. Lúa tuốt không thích hợp với bất kỳ loại phân bón nào, chỉ trồng được không quá 2 lần trên đất mới khai khẩn; nếu cố trồng lần nữa, cây lúa chỉ cao đến đầu gối rồi lụi dần không một thứ phân bón nào cải thiện được.
Trò chuyện cùng tôi, anh Rơ Ô Trúc-giảng viên Trường Chính trị tỉnh (quê ở xã Đất Bằng, huyện Krông Pa) hồi tưởng: “Nồi cơm gạo rẫy đương sôi, chín tới tỏa hương thơm khó tả lắm. Hạt cơm tơi mềm, nhai kỹ có vị béo, ngòn ngọt tỏa ra trong vòm miệng. Cơm gạo rẫy ăn kèm với mắm, cá khô nướng hay đơn giản thì muối lá é, muối ớt thế thôi đã quên… no. Nếu gạo rẫy nấu theo kiểu đồ xôi, hạt cơm tơi rời bốc từng nhúm cho vào miệng kèm với thịt bò một nắng nướng, gà nướng thì... ngon thôi rồi!”.
Người dân trao đổi kinh nghiệm trồng lúa rẫy. Ảnh: Ngọc Thu
Người dân trao đổi kinh nghiệm trồng lúa rẫy. Ảnh: Ngọc Thu
Vì năng suất thấp, không phải là cây hàng hóa, lại “kén” đất nên dù thơm ngon thế nào đi nữa lúa tuốt cũng dần khan hiếm! Thêm vào đó, tác động của biến đổi khí hậu, mưa nắng 2 mùa không còn rõ rệt như trước cũng ảnh hưởng đến năng suất giống lúa này. Theo tìm hiểu, riêng ở huyện Krông Pa, giống lúa này vẫn còn truyền giữ, như ở buôn Ma Yai (xã Đất Bằng), buôn Chư Jú (xã Ia Rsai), buôn Tring (xã Krông Năng), buôn Chai (xã Chư Drăng), buôn Puông (xã Ia Rmok)… với diện tích gieo trồng rất hẹp. Lúa tuốt quý hiếm nên gạo lúa tuốt chỉ dùng để biếu, dùng để đãi khách quý.
Khẳng định chất lượng dinh dưỡng của gạo lúa tuốt, ông Ama H’Nhin (buôn Ma Nhe, xã Đất Bằng) cho hay: “Người già, trẻ sơ sinh ngày trước chỉ có ăn cháo gạo rẫy nấu đặc cho thêm chút muối hạt, chút đường mía thế mà lớn lên khỏe mạnh, thế mà kéo dài tuổi thọ chứ có uống loại sữa nào đâu. Bà chị tôi, mấy năm cuối đời, tuổi ngoài 90 cứ ước thèm chén cháo gạo rẫy, cả nhà tìm xin khắp xã mà bữa có bữa không. Gạo rẫy giờ đã khan hiếm lắm. Lớp trẻ sau này chắc chỉ nghe chứ chẳng bao giờ được nhìn thấy hạt lúa, được ăn chén cơm gạo rẫy nữa rồi!”.
Cũng là lúa rẫy nhưng “lúa thường” (lúa gặt) phân biệt với “lúa tuốt” bởi chu kỳ sinh trưởng chỉ hơn 4 tháng. Tuy gieo trồng trên đất rẫy, theo phương thức chọc trỉa nhưng lúa gặt không quá khó tính trong việc chọn thổ nhưỡng, có thể trỉa nhiều lần trên 1 diện tích đất; được bón phân, phun thuốc diệt sâu bệnh.
Lúa gặt có họ hàng gần với các giống lúa nước giống mới nên có nhiều điểm giống: thân cây thấp, gié lúa dày nên thu hoạch bằng cách gặt liềm vẫn thuận tiện hơn. Hạt gạo lúa gặt tròn, thường có màu nâu đỏ hoặc trắng đục. Cơm gạo lúa gặt tơi, cứng; nhai kỹ có dư hậu vị béo ngọt. Trên những miếng đất rẫy triền dọc theo khe suối, gần nguồn nước, bà con nông dân vẫn trồng giống lúa này thay cho các loại cây lương thực ngắn ngày khác, theo hướng luân canh nhằm cải tạo đất. Giá bán gạo lúa gặt thấp hơn so với gạo lúa nước 4 tháng, thường chỉ dùng để ủ/nấu rượu hoặc làm thức ăn cho gia cầm.
“Hạt gạo là hạt ngọc của trời”, miên man vậy thôi chứ chẳng dám so sánh hơn thua!
NGUYỄN ĐÌNH

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...