Làng chài lưu giữ bộ xương cá Voi lớn nhất Đông Nam Á

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận vừa tổ chức lễ đón nhận bằng Chứng nhận di sản văn hoá phi vật thể quốc gia đối với Lễ hội cầu ngư của làng Thuỷ Tú, nơi đang lưu giữ bộ xương cá Voi lớn nhất Đông Nam Á.

 

Bộ xương cá voi lớn nhất Đông Nam Á đang lưu giữ tại làng Thủy Tú
Bộ xương cá voi lớn nhất Đông Nam Á đang lưu giữ tại làng Thủy Tú



Làng Thủy Tú ở phường Đức Thắng, TP Phan Thiết là di tích lịch sử quốc gia được Nhà nước xếp hạng năm 1996. Ngôi làng được tạo dựng năm 1762 gắn liền với quá trình di dân của cư dân các tỉnh miền Trung vào lập nghiệp tại tỉnh Bình Thuận. Do được tạo lập khá sớm so với các làng biển khác nên Thuỷ Tú được xem là nơi thờ Thuỷ tổ nghề biển của ngư dân các làng chài ven biển Phan Thiết.

 

Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch Bình Thuận trao bằng di sản văn hoá phi vật thể cho đại diện làng Thuỷ Tú
Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Bình Thuận trao bằng di sản văn hoá phi vật thể cho đại diện làng Thuỷ Tú



Đặc biệt, làng biển này hiện đang lưu giữ hơn 100 bộ xương cốt cá Ông (cá Voi), với nhiều bộ có niên đại hơn 250 năm. Năm 2003, UBND TP Phan Thiết lắp ráp hoàn chỉnh bộ xương của cá Voi có kích thước dài 22m, nặng 65 tấn, được ghi nhận là bộ xương dài nhất Đông Nam Á và xây dựng nhà trưng bày cho du khách tham quan.

 

Người dân làm lễ ra khơi
Người dân làm lễ ra khơi



Tại làng Thủy Tú, hàng năm diễn ra nhiều lễ hội truyền thống gắn với tín ngưỡng thờ thần Nam Hải của cư dân miền biển vào ngày 20-6 âm lịch. Đặc sắc nhất chính là lễ hội cầu ngư với nhiều nội dung, nghi lễ mang đậm giá trị văn hoá của người làng biển.

Theo Hợp Phố (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.
Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.