Phú Yên: Nuôi heo công nghệ cao, chàng kỹ sư điện bỏ xứ người về quê làm tỷ phú nông dân là đúng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những ngày cuối tháng 6-2020, chúng tôi về xã Đa Lộc, xã miền núi huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên để "mục sở thị" trang trại chăn nuôi heo (lợn) của người dân ở xã Đa Lộc. Đặc biệt tham quan trang trại heo công nghệ cao của anh Nguyễn Viết Hùng, kỹ sư điện...bỏ nghề ở "xứ người" về quê nuôi heo và làm giàu ở "xứ mình".

Nuôi heo theo công nghệ cao

Anh Nguyễn Viết Hùng (36 tuổi). Năm 2001, tốt nghiệp cấp 3, trường THPT Lê Lợi, huyện Đồng Xuân (tỉnh Phú Yên).

Gia đình khó khăn, anh không thi đại học như bao lứa bạn mà vào TP Hồ Chí Minh để làm thuê sinh sống "Tôi muốn trải nghiệm cuộc sống ở thành phố lớn, tích lũy kinh phí để học đại học, nếu thi đậu sẽ giảm bớt lo toan của gia đình" anh Hùng, trải lòng.


 

 Lứa heo của anh Nguyễn Viết Hùng, xã Đa Lộc, huyện Đồng Xuân (tỉnh Phú Yên) được 3 tháng tuổi, tăng trọng tốt và đang có giá bán cao.
Lứa heo của anh Nguyễn Viết Hùng, xã Đa Lộc, huyện Đồng Xuân (tỉnh Phú Yên) được 3 tháng tuổi, tăng trọng tốt và đang có giá bán cao.


Một thời gian sau, Nguyễn Viết Hùng thi đỗ Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP Hồ Chí Minh (HUTECH) (nay là Trường Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh) tốt nghiệp đại học chuyên môn Kỹ sư điện (chuyên ngành Điện tử- điện cơ).

Sau nhiều lần xin việc nhiều nơi... cuối cùng anh Hùng được Công ty TNHH- Thương mại Điện Đông Nam Á (ấp 1, Xã Xuân Thới Sơn, Huyện Hóc Môn, Hồ Chí Minh) tuyển dụng.

Và công ty hợp đồng với anh Hùng sang Malaysia làm việc tại nhà máy nhiệt điện Jemah Power Plani. Thời hạn làm việc 3 năm (2018-2020), sau 3 năm làm việc, cuối năm 2019 anh Hùng bỏ nghề, bỏ "xứ người" để về quê đầu tư nuôi heo công nghệ cao bằng máy lạnh.

Thấy ở quê hương đất gò đồi rộng, phù hợp với công việc đầu tư trang trại nuôi heo công nghệ cao, anh bàn bạc với cha (ông Nguyễn Văn Hảo- 65 tuổi, hiện là Chủ tịch Hội Người Cao tuổi xã Đa Lộc ) và em trai đầu tư xây dựng trang trại nuôi heo theo công nghệ cao tổng số tiền 2 tỷ đồng" anh Hùng nói.


 

 Anh Nguyễn Viết Hùng, xã Đa Lộc, huyện Đồng Xuân (tỉnh Phú Yên). ghi chép, theo dõi chỉ tiêu cám heo một cách cẩn thận.
Anh Nguyễn Viết Hùng, xã Đa Lộc, huyện Đồng Xuân (tỉnh Phú Yên). ghi chép, theo dõi chỉ tiêu cám heo một cách cẩn thận.


Trang trại heo công nghệ cao sử dụng máy lạnh của anh Hùng nằm trên khu gò đồi vùng giáp ranh giữa thôn 1 và thôn 2 của xã Đa Lộc, huyện Đồng Xuân (tỉnh Phú Yên) với diện tích rộng 0,5ha, trong đó phần chuồng nuôi gần 1.000m2 .

Quy trình nuôi heo công nghệ cao khép kín, sử dụng máy đưa cám cho heo ăn đổ vào thùng, băng chuyền đưa cám vào máng ăn. Khi heo uống nước bằng hệ thống vòi tự động (heo ngậm miệng vào vòi, nước tự chảy ra)...

Ngoài hệ thống máy lạnh, trại nuôi heo công nghệ cao của anh Hùng còn gắn hệ thống quạt gió cho chuồng trại thoáng khí.

 Anh Hùng chia sẻ: Mỗi lứa nuôi 1.200 đến 1.500 con heo, trung bình mỗi lứa heo nuôi 5 tháng, khi xuất chuồng mỗi con heo trọng lượng thấp nhất cũng đạt 1,1 tạ (110kg). Khi heo còn nhỏ nhìn cũng bình thường, đến khi thành "heo tạ" nhìn bầy heo đứng chật  chuồng.

Chia sẻ cách nuôi heo công nghệ cao bằng máy lạnh, anh Hùng nói: "Khi đưa heo con vào chuồng thì điều khiển giàn lạnh chạy 30oC. Khi heo 2 tháng đến 5 tháng xuất chuồng, thì mình cho máy lạnh chạy 27- 28oC đối với ban ngày. Ban đêm không sử dụng máy lạnh mà mở các cửa thông gió vì nhiệt độ ngoài trời ban đêm xuống thấp".

"Là vùng núi nên mùa đông khi về đêm nhiệt độ có xuống dưới 20oC thì người nuôi heo thắp bóng điện công suất lớn để “úm” heo, đủ nhiệt độ 27oC...Tóm lại là phải tạo môi trường cho con heo ăn rồi ngủ, ngủ dậy ăn, gọi là “ăn ngủ như heo” thì heo mới mau lớn đủ tạ xuất chuồng”, anh Hùng giãi thích thêm.

Nuôi heo công nghệ cao-Làm giàu từ cần mẫn

Hiện trang trại nuôi heo của anh Nguyễn Viết Hùng được Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam, đầu tư, giống, thức ăn, thuốc thú y và bao tiêu sản phẩm. Còn người nuôi heo (anh Hùng) chịu cơ sở trang trại, điện, thiết bị máy…

Với công việc nuôi heo trang trại rất vất vả, nguy cơ dịch bệnh lây đàn cao...nên hằng ngày anh Hùng thường xuyên ghi sổ theo dõi và tiêm phòng dịch hoặc tiêm thuốc bổ cho heo bị còi...

"Heo con rất khó nuôi nên phải tỉ mỉ chăm sóc.   Khi thả heo con nuôi đến khi 5 tháng tuổi xuất chuồng, mỗi con heo trọng lượng thấp nhất đạt 1,1 tạ, sau khi trừ trọng lượng heo con do công ty cấp, trọng lượng heo còn lại , người nuôi được công ty trả “đầu ký hơi”, với mỗi ký là 5.000 đồng.

 

“Giả sử một con heo khi xuất chuồng nặng 1,2 tạ, trừ heo con 30kg, còn lại 90kg nhân với 5.000 đồng (theo hợp đồng ký kết gọi là công nuôi), đó là số tiền người nuôi hưởng lợi. Mỗi năm nuôi 2 lứa, mỗi lứa 1.200 con heo, trung bình thu không dưới 1 tỷ đồng. Hiện nay, lứa heo này tôi đã nuôi được 3 tháng tuổi”, anh Hùng bộc bạch.

Theo thống kê của UBND huyện Đồng Xuân (tỉnh Phú Yên), vừa qua ảnh hưởng tình hình dịch tả lợn châu Phi xảy ra tại các xã Xuân Quang 1, Phú Mỡ, Xuân Long, Xuân Quang 3, Xuân Phước và thị trấn La Hai, với tổng số lượng heo bị bệnh buộc phải tiêu huỷ là 292 con/6.680kg.

Thế nhưng trên địa bàn xã Đa Lộc không có dịch tả heo châu Phi trên đàn heo và trang trại nhà anh Hùng được công ty chọn gửi nuôi 1.200 heo con, thời gian nuôi 2 tháng và được công ty thưởng nuôi heo con tốt được 400 triệu đồng, tính cả tiền công nuôi, tiền thưởng, gia đình anh Hùng thu về 1,4 tỷ đồng.

Qua trao đổi được biết kế hoạch nuôi heo thời gian đến, anh Hùng cùng gia đình  mở rộng trang trại nuôi heo lên đến 2,5ha trên khu gò đồi nhưng" lấn vô núi” để đảm bảo môi dân sinh...

 Ông Nguyễn Văn Kẻng (thường gọi là ông Bảy Thạch, 86 tuổi), người sinh sống từ những ngày đầu thành lập xã phấn khởi chia sẻ: “ Cháu Hùng là một thanh niên tiêu biểu của xã, dám bỏ nghề nghiệp ở nước ngoài về quê hương chăn nuôi heo và làm giàu”

 Ông Trương Thái Hòa, Chủ tịch UBND xã Đa Lộc (huyện Đồng Xuân (tỉnh Phú Yên) cho hay: "Toàn xã Đa Lộc có 18 trang trại nuôi heo, trong đó 11 trại nuôi hở, 7 trại nuôi khép kín bằng máy lạnh. Anh Nguyễn Viết Hùng, là người đầu tư nuôi heo công nghệ cao khép kín bằng máy lạnh. Việc nuôi heo trang trại, tuyển chọn con giống tốt, qua đó đẩy mạnh công tác nạc hóa đàn heo. Người nuôi tổ chức thực hiện khử trùng, tiêu độc không để xảy ra tình hình dịch bệnh, mang lại thu nhập cao".

 

UBND huyện chỉ đạo Phòng NNPTNT huyện Đồng Xuân (tỉnh Phú Yên) phối hợp với Trạm Chăn nuôi - Thú y tăng cường công tác kiểm tra và triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Qua đó huyện sẽ khuyến khích gia đình nhân rộng mô hình nuôi heo thâm canh, phát triển chăn nuôi hộ gia đình theo hướng sản xuất hàng hóa, an toàn dịch bệnh, có chất lượng và hiệu quả kinh tế cao...", Phó Chủ tịch UBND huyện Đồng Xuân Đặng Văn Trọng.

http://https://danviet.vn/phu-yen-nuoi-heo-cong-nghe-cao-chang-ky-su-dien-bo-xu-nguoi-ve-que-lam-ty-phu-nong-dan-la-dung-20200916161428328.htm

 

Theo Huỳnh Đức Thế (lienhiephoiphuyen.com.vn/Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000). 
Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.
Khấm khá nhờ... rắn độc

Khấm khá nhờ... rắn độc

Nghe tin anh Phan Thanh Bình - ngụ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - quyết định nuôi và kinh doanh rắn hổ mang, nhiều người quen biết đã can ngăn vì lo ngại loài này có nọc độc nguy hiểm nhưng anh vẫn thản nhiên.
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.