Thầy giáo nghèo nghỉ việc khởi nghiệp bán hoa, quyết không để ai chịu khổ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mẹ mất vì không đủ tiền chữa trị, thầy giáo trẻ quyết tâm khởi nghiệp làm giàu, từ bán điện thoại cho đến dự án giao hoa nhanh để không một ai trong gia đình phải chịu khổ.
 
Anh Võ Văn Đạt (32 tuổi) cùng đội ngũ cộng sự của mình. Ảnh: NVCC
Anh Võ Văn Đạt (32 tuổi) cùng đội ngũ cộng sự của mình. Ảnh: NVCC
Anh Võ Văn Đạt, 32 tuổi, quê ở Quảng Bình, trước khi trở thành 'cha đẻ' của mô hình giao hoa nhanh toàn quốc với doanh thu tỉ đồng mỗi tháng, anh từng là một thầy giáo nghèo, sau đó phải mưu sinh bằng nhiều nghề khác nhau...
Anh Đạt cho biết hai năm sau khi ra trường, mẹ đổ bệnh nặng, anh buộc phải xin nghỉ vô thời hạn để về quê chăm. Gia đình quá khó khăn, thầy giáo trẻ đi làm chưa lâu nên không đủ tiền chữa trị cho mẹ. Không lâu sau, mẹ anh mất. Chính biến cố này đã khiến chàng sinh viên nghèo quyết tâm khởi nghiệp làm giàu “để không một ai trong nhà phải chịu khổ”.
Người con duy nhất được học đại học
Tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, anh Đạt dạy tại Trường Quốc tế Á Châu, Q.3, TP.HCM, sau đó chuyển công tác sang Trường THCS & THPT Bác Ái, Q.Tân Bình. Đi dạy được khoảng 2 năm, mẹ anh bất ngờ đổ bệnh nặng, anh buộc phải dừng công việc để về quê chăm sóc mẹ.
Chia sẻ lý do học sư phạm, anh Đạt kể: “Hoàn cảnh nhà mình quá khó khăn, để được đi học đại học là cả một sự cố gắng. Bạn bè nói học sư phạm sẽ được miễn giảm học phí nên mình quyết định thi vào". Năm ấy, anh đậu vào khoa Sinh học với số điểm 22,5. Con trai đỗ đại học ở TP.HCM, ba mẹ vừa mừng vừa lo, cuộc sống ở thành phố lớn chắc chắn sẽ không đơn giản.
“Khi đi học, mình phải vay tiền ngân hàng hỗ trợ sinh viên nghèo đi học. Mỗi năm 8 triệu, bốn năm học là 32 triệu đồng, đây là một khoản tiền không nhỏ với gia đình ở quê”, 8X tâm sự.
 
Chàng sinh viên khoa Sinh học, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM năm nào trong một chuyến đi thực tế tại Vũng Tàu (đứng ngoài cùng bên phải)  Ảnh: NVCC
Chàng sinh viên khoa Sinh học, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM năm nào trong một chuyến đi thực tế tại Vũng Tàu (đứng ngoài cùng bên phải) Ảnh: NVCC
Nhà có 5 anh chị em, anh Đạt là con trai duy nhất trong nhà, cũng là người duy nhất được đi học đại học. “Trên mình có ba chị và dưới có một em gái. Em gái vừa đi làm vừa đi học trung cấp, hầu hết mọi người ở quê hết, chỉ có mình được vào thành phố học”.
Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chàng sinh viên nghèo chỉ mong ra trường sớm kiếm được việc làm, lương vài triệu một tháng là hạnh phúc. Tuy nhiên, chính thời điểm mẹ mắc bệnh nan y mà không có điều kiện chữa trị, thấy mẹ đau đớn rồi mất không lâu sau đó, anh nghĩ sau này phải kiếm thật nhiều tiền để những người thân trong gia đình không phải chịu cảnh như vậy.
Khởi nghiệp với dự án hoa 
Trở lại Sài Gòn sau khi mất mẹ, mất cả việc làm, anh Đạt chới với tìm hướng đi cho bản thân. Cựu thầy giáo phải mưu sinh bằng nhiều nghề, trong đó có bán điện thoại... để vừa kiếm tiền sinh sống, vừa dành dụm thực hiện ý định khởi nghiệp luôn "cháy bỏng" trong anh.
4 năm sau, các cửa hàng điện thoại dần bão hòa, anh quyết định dừng công việc này; dùng toàn bộ số tiền hiện có làm vốn và khởi nghiệp với dự án giao nhận hoa tươi.
Nửa cuối 2017, một website được ra đời với cái tên “chàng trai hoa - Mr.hoa” và hoạt động theo mô hình công ty trung gian. “Hiện tại mình không trực tiếp làm hoa mà là nhận đơn hàng rồi đưa cho các shop làm. Hình thức này khá giống như dịch vụ điện hoa”, ông chủ trẻ nói.
Ý tưởng là vậy, nhưng khi bắt đầu làm thì gặp vô vàn khó khăn. Website non trẻ, khó tiếp cận khách nên thời gian đầu số lượng đơn hàng rất ít, thậm chí vài tuần mới có một đơn. Anh vắt óc suy nghĩ, đăng ký đi học thêm nhiều lớp marketing, các khóa SEO Google để tìm lời giải. Mọi chuyện dần dần thay đổi, số lượng đơn hàng đều hơn do mô hình ngày một thân thiện.
 
Anh Đạt trong ngày làm việc  Ảnh: LÊ NAM
Anh Đạt trong ngày làm việc Ảnh: LÊ NAM
Mô hình đặt hoa của cựu thầy giáo sinh học làm vai trò kết nối khách hàng với các shop hoa trên toàn quốc. Vì vậy thời gian đầu khởi nghiệp, việc khó kiểm soát chất lượng hoa cũng là một vướng mắc cần tháo dỡ. “Làm hoa không giống mẫu, hoa không còn tươi… khiến khách hàng phản ứng dữ dội. Sau những lần đó, mình phải đưa ra một bước kiểm duyệt với shop hoa là khi làm xong thì phải chụp cho mình và gửi khách xem, khách kiểm tra ổn rồi mới cho đi giao”.
Trong quá trình làm việc, cựu thầy giáo trẻ cũng gặp không ít trường hợp… khó xử. “Có khách vừa đặt xong hỏi 15 phút có giao kịp không? Chuyện đó không thể. Có nhiều lý do để người ta vội vàng lắm, ví dụ như 9 giờ sáng đi khai trương nhưng quên chưa đặt hoa; hay đến dự tiệc rồi mà chưa mang hoa tới, lúc đó họ mới hối mình làm gấp…”.
Từ nhu cầu đó, anh cho ra đời dịch vụ đặt hoa hỏa tốc, giao nhanh trong vòng 60 phút trên cả nước. Dịch vụ này đánh trúng tâm lý và nhu cầu khách hàng, là dân công sở hay những người bận rộn. Do vậy, đơn hàng ngày một nhiều, chàng trai trẻ ngày một tự tin hơn với con đường đã chọn.
 
Sau 3 năm khởi nghiệp, cựu thầy giáo Sinh học đã trở thành ông chủ mô hình giao hoa nhanh trên toàn quốc, với doanh thu đáng mơ ước mỗi tháng  Ảnh: LÊ NAM
Sau 3 năm khởi nghiệp, cựu thầy giáo Sinh học đã trở thành ông chủ mô hình giao hoa nhanh trên toàn quốc, với doanh thu đáng mơ ước mỗi tháng Ảnh: LÊ NAM
Sau 3 năm khởi nghiệp, từ hai bàn tay trắng, đến giờ anh Đạt đã trở thành ông chủ của mô hình giao hoa nhanh với doanh thu tiền tỉ mỗi tháng. Anh có 7 nhân viên, tất cả đều là các bạn trẻ làm việc tại Sài Gòn. Cuộc sống gia đình đã vơi đi được nhiều gánh nặng. Câu chuyện khởi nghiệp của chàng trai quê nghèo Quảng Bình cũng truyền cảm hứng cho không ít bạn trẻ, cũng là những những nhân viên đang làm việc cho anh.
Chẳng mơ ước cao xa, ông chủ trẻ đặt mục tiêu: “Khi đặt hoa trực tuyến họ sẽ nhớ đến thương hiệu của mình”, anh lấy điều đó để làm kim chỉ nam nuôi đứa con trong ngành hoa ngày một lớn mạnh.
Theo Lê Nam (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000). 
Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.
Khấm khá nhờ... rắn độc

Khấm khá nhờ... rắn độc

Nghe tin anh Phan Thanh Bình - ngụ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - quyết định nuôi và kinh doanh rắn hổ mang, nhiều người quen biết đã can ngăn vì lo ngại loài này có nọc độc nguy hiểm nhưng anh vẫn thản nhiên.
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.