Sinh viên có cơ hội nhận đầu tư khởi nghiệp 40.000 USD

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cuộc thi "Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp" năm 2020 với nhiều nét mới và giải thưởng khá hấp dẫn vừa được Bộ Giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) công bố.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ (thứ ba từ trái) cùng các thành viên ban tổ chức cuộc thi bấm nút phát động SV_STARUP-2020 sáng 21-7 - Ảnh: TRẦN HUỲNH
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ (thứ ba từ trái) cùng các thành viên ban tổ chức cuộc thi bấm nút phát động SV_STARUP-2020 sáng 21-7 - Ảnh: TRẦN HUỲNH
Lễ phát động cuộc thi "Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp" năm 2020 (SV_STARUP-2020) do Bộ GD-ĐT tổ chức sáng nay 21-7, tại Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM thu hút gần 1.000 sinh viên, học sinh cả nước.
Phát biểu tại lễ phát động, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết SV_STARUP-2020 nhằm tạo động lực cho các cơ sở giáo dục, đào tạo và học sinh - sinh viên trong việc hình thành ý tưởng dự án khởi nghiệp, trải nghiệm thực tế về các hoạt động khởi nghiệp và để thử sức mình với những kiến thức thức kỹ năng khởi nghiệp.
"Trong 2 năm tổ chức các cuộc thi khởi nghiệp, Bộ GD-ĐT đã nhận được gần 350 dự án đến từ các cơ sở đào tạo và 150 dự án đến từ các trường THPT trên cả nước. Hiện tại nhiều dự án của học sinh sinh viên đã được thành lập doanh nghiệp hoặc được các doanh nghiệp lớn mua lại để đưa vào sản xuất đại trà", ông Độ cho hay.
Theo ông Bùi Văn Linh - vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và công tác học sinh sinh viên (Bộ GD-ĐT), SV_STARUP-2020 với 5 vòng thi: cơ sở, bán kết, đào tạo, bình chọn và vòng chung kết.
Vòng thi cơ sở do các cơ sở đào tạo, sở GD-ĐT tổ chức thi hoặc xét chọn hồ sơ. Thời hạn nộp bài từ nay đến trước 12h ngày 15-10 tại cổng khởi nghiệp http://dean1665.vn (tối đa 2 dự án/cơ sở đào tạo, sở GD-ĐT).
Vòng bán kết, ban giám khảo chọn ra 50 dự án của sinh viên và 20 dự án của học sinh.
Vòng chung kết thi 2 chặng (ngày 18 và 19-12 tại Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM). Chặng 1 chấm thi trực tiếp tại gian hàng của dự án (chọn 12 dự án học sinh sinh viên, 7 dự án học sinh THCS và THPT).
Chặng 2 thuyết trình dự án trước ban giám khảo tại các phòng thi được bố trí trong Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh sinh viên năm 2020 (chọn 15 dự án sinh viên, 10 dự án học sinh THCS và THPT để trao giải).
Tổng giá trị giải thưởng cuộc thi năm nay lên đến gần 500 triệu đồng, trong đó đối với các dự án khởi nghiệp của sinh viên gồm 1 giải nhất (thưởng tiền mặt 60 triệu đồng, gói hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ triển khai dự án với giá trị 115 triệu đồng và cơ hội tham gia đàm phán để nhận đầu tư số tiền 40.000 USD).
Đối với các dự án khởi nghiệp của học sinh THCS, THPT gồm giải nhất 30 triệu đồng.
Giải bình chọn trên website http://dean1665.vn : 1 giải khối sinh viên; 1 giải khối THCS, THPT (5 triệu đồng/giải).
Giải thưởng gian hàng: 1 giải khối sinh viên; 1 giải khối THCS, THPT (5 triệu đồng/giải).
TRẦN HUỲNH (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000). 
Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.
Khấm khá nhờ... rắn độc

Khấm khá nhờ... rắn độc

Nghe tin anh Phan Thanh Bình - ngụ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - quyết định nuôi và kinh doanh rắn hổ mang, nhiều người quen biết đã can ngăn vì lo ngại loài này có nọc độc nguy hiểm nhưng anh vẫn thản nhiên.
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.