9 năm làm hoa từ đất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hình ảnh hai vợ chồng miệt mài, cặm cụi trong một không gian tràn ngập sắc hương của muôn loài hoa mang vẻ đẹp của sự say mê...

Chung niềm mê. Ảnh: V.V
Chung niềm mê. Ảnh: V.V



Duyên

Cô gái gốc Huế, Trần Thị Tường Vui vào Sài Gòn năm 2000 và định cư ở mảnh đất dễ mà cũng khó sống này đã được 19 năm. Cô đã tìm thấy tình yêu của đời mình trên cả hai phương diện: Tổ ấm và nghề nghiệp. Tường Vui đến với nghề làm hoa đất sét tình cờ như duyên trời định.

Năm 2009, Vui vô tình coi tivi thấy phóng sự có cô gái làm hoa đất sét ở miền Nam, thế là mê luôn và bỏ nghề thủ công đang làm để đi học nghề mới. Người có công đưa kỹ thuật làm hoa đất sét về miền Nam là nghệ nhân Đào Hường (người Thái). Bấy giờ, chi phí đi học khá cao nên Vui chỉ theo lớp đại trà. Học căn bản xong, với năng khiếu sẵn có, cộng với niềm đam mê mãnh liệt, Vui ngày càng phát triển công việc ưa thích. Ban đầu, bán hàng không dễ bởi đây là mặt hàng cao cấp: Chậu hoa trị giá trung bình khoảng 150.000 đồng, sau này mới có những chậu hoa giá rẻ 25.000 đồng.

2015 là thời điểm Vui làm “sung” nhất, ra nhiều sản phẩm nhất dù sự cạnh tranh khá khốc liệt. Năm 2016, khi khách hàng có nhu cầu đa dạng hơn, đòi hỏi mẫu mã khác, Vui lại phải đào tạo thợ theo một hướng khác. Đến bây giờ khi thị trường hơi bão hòa, Vui xác định rõ càng phải tập trung, đi vào sáng tạo, để cho ra những tác phẩm kỳ công hơn, đẹp hơn. Vui nghiên cứu và cho ra mắt dòng hàng nụ đất sét. Làm nụ hoa đòi hỏi thợ làm chi tiết nhỏ, tỉ mỉ, tinh tế. Lúc đầu chỉ làm nụ và nhụy cho các loài hoa quý phái như lan hoàng hậu về sau tiến tới dòng hoa phổ thông để bán với giá sỉ. Mặt hàng lạ, giá hợp lý nên lượng khách tiêu thụ nhiều.

“Nhất nghệ tinh...”

Làm hoa đất sét khó nhất là gì? Vui bảo là pha màu và chất đất. Chọn dòng đất nào phải linh hoạt, tùy theo từng sản phẩm. Hiện thị trường dùng các dòng đất Nhật, Thái Lan và Trung Quốc, với Vui thì nhiều sản phẩm còn dùng dòng đất Việt Nam.

Trọng lượng, kích thước, cấu tạo bên trong của bông hoa đất sét phải giống thật. Phải biết phối màu, chưa hẳn hoa thật màu gì là hoa đất sét phải y chang như thế. Hoa giả phải sinh động, uyển chuyển, cách phối màu phải khéo như một bông hoa màu vàng nếu nhìn kỹ sẽ là 3 sắc độ màu vàng khác nhau từ đậm tới nhạt để tạo hiệu ứng.

Không học hội họa một ngày nào, trước đây Vui chỉ học vẽ nail chuyên sâu. Nó đã giúp cô có những kiến thức vẽ nét nhỏ. Theo thời gian, làm càng nhiều, kinh nghiệm càng tăng, Vui dần tạo ra sản phẩm có gu thẩm mỹ riêng. “Vui thích những bông hoa đơn giản, mộc mạc, nhìn nó thật. Nhưng phải làm kỹ những chi tiết nhỏ để tôn vinh sản phẩm”.

“Ngoài đời, Vui thích hoa nào nhất và làm hoa đất sét nào khó nhất?”. Vui cười và bảo thích hoa dại như cúc họa mi, rau muống biển. Còn làm hoa khó nhất là hoa hồng và hoa mẫu đơn. Đất sét dày, làm cánh hoa, nụ hoa sao phải thật mềm mại, tinh tế không lộ ra hoa giả. Hiện hoa mẫu đơn, bà con thích nhất nhưng hoa mẫu đơn nhiều cánh, ráp không khéo, không tạo được cái hồn của hoa.

Gia đình và mơ ước

Chồng Vui là Trần Đỗ Anh Tuấn, hai người quen nhau 2004 trên Zalo, khi anh còn đang du học ở Đức. Sau thời gian dài tìm hiểu, đi về cuối cùng họ kết hôn, năm 2010 Tuấn về ở Sài Gòn. Bấy giờ, công việc của Vui mới bắt đầu, đầu ra khó. Chưa đủ thợ để làm số lượng lớn, anh Tuấn phải dành thời gian hỗ trợ làm hàng, giao hàng rồi kiếm thợ. “Nhiều bữa, ông xã chở Vui từ 7h tối đến nửa đêm đi giao hàng, gom hàng. Hồi đầu, ảnh bảo ráng phụ vợ rồi có hướng sau. Bấy giờ, anh cũng mở công ty cung cấp phụ liệu cho sân bay nhưng rồi cứ hỗ trợ hoài đến tận bây giờ luôn. Bao thợ làm rồi đi, chỉ có ông xã là ở lại cùng với nghề làm hoa đất...”.

Giờ 2 vợ chồng có thêm xưởng “Tinh hoa Việt” ở Tôn Đản, quận 4. Vui bảo không thích làm hàng loạt nữa mà làm hoa mới lạ hơn, sáng tạo hơn. Và hoa đất sét của Vui đã trưng bày ở một số hội chợ, bán được ra nước ngoài khi khách mua đem trưng bày ở một số hội chợ nhỏ tại Nhật, Mỹ, Đức, Đan Mạch và mua làm quà tặng cho Việt kiều.

Vui bảo mơ ước thì có nhưng nói trước sợ bước không qua, thế nên cứ làm, đam mê và sáng tạo để những bông hoa nở bừng từ đất...

VIỆT VĂN (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000). 
Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.
Khấm khá nhờ... rắn độc

Khấm khá nhờ... rắn độc

Nghe tin anh Phan Thanh Bình - ngụ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - quyết định nuôi và kinh doanh rắn hổ mang, nhiều người quen biết đã can ngăn vì lo ngại loài này có nọc độc nguy hiểm nhưng anh vẫn thản nhiên.
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.