Chàng trai từ bỏ lương kỹ sư điện ở thành phố, về quê nuôi gà thảo dược

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Mỗi lần về thăm quê, nhìn những cánh đồng lúa, ngô xanh mướt của người dân chưa mang lại thu nhập cao, Hà Minh Nguyện trăn trở, ấp ủ ý tưởng, tiếp cận với tài liệu và thực tiễn mô hình nuôi gà bằng thảo dược, rồi quyết định bỏ việc về quê khởi nghiệp.

Tốt nghiệp chuyên ngành điện của Trường Đại học Điện lực, anh Hà Minh Nguyện (SN 1993, phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa) có mức lương tương đối cao sau khi ra trường.

"Mỗi lần về quê, nhìn những cánh đồng lúa, ngô trải dài bất tận nhưng chưa mang lại thu nhập cao cho người dân, tôi ấp ủ, nung nấu về một mô hình phát triển kinh tế mới. Cứ thế, trong 5 năm tôi tìm hiểu mô hình nuôi gà bằng thảo dược từ thực tế ở các trang trại và nghiên cứu qua sách báo, tài liệu" - Nguyện cho biết.

Năm 2021, dịch COVID-19 bùng phát, dù gia đình can ngăn, Hà Minh Nguyện xin nghỉ việc ở công ty sau đó về quê để triển khai ý tưởng phát triển kinh tế trang trại được ấp ủ trong thời gian qua.

Anh Hà Minh Nguyện (trái) và anh Lại Thành Biên bên vườn thảo dược của trang trại.

Anh Hà Minh Nguyện (trái) và anh Lại Thành Biên bên vườn thảo dược của trang trại.

Khi về quê, Nguyện gặp ngay khó khăn vì thiếu địa điểm, diện tích làm trang trại. Không lâu sau đó, Nguyện gặp anh Lại Thành Biên (SN 1981) là người cùng quê, gia đình có 3ha đất nông nghiệp. Cuộc gặp gỡ đã khiến hai người cùng bắt tay vào triển khai ý tưởng làm kinh tế trang trại nuôi gà thảo dược mà Nguyện đã nghiên cứu, ấp ủ trước đó.

"Tôi từng làm việc ở nước ngoài, được tận mắt thấy cách thức làm nông nghiệp khá hiệu quả ở các nước phát triển nên rất ham. Tuy nhiên, sau khi về nước, vì nhiều vướng mắc nên không thực hiện được đam mê. Cho đến khi gặp Nguyện, nghe Nguyện nêu ý tưởng, tôi bắt tay cùng cậu ấy, cùng nhau vào khu vực dưới chân núi ở quê nhà dựng chuồng trại, bắt đầu hành trình mới" - anh Biên chia sẻ.

Kỹ sư điện nhập nhiều vai

Hành trình khởi nghiệp của hai anh em Nguyện - Biên không hề dễ dàng. Suốt 2 năm ròng, hai anh em luôn gặp thất bại. Đó là việc chất lượng trứng gà đẻ ra không đạt năng suất, tỉ lệ chất dinh dưỡng không cao, việc xuất trứng gà ra thị trường gặp nhiều khó khăn. Chỉ tính từ năm 2021 đến cuối năm 2022, trại nuôi gà của 2 anh em thua lỗ hơn 400 triệu đồng.

Không chùn bước, Nguyện tập trung xác định nguyên nhân, xin tham vấn, rồi nghiên cứu tìm ra nguyên nhân khắc phục những sự cố, tồn tại trong sản phẩm. Không phụ công những tâm huyết của hai anh em, đến đầu năm 2023, mô hình nuôi gà thảo dược đã thành công với chất lượng sản phẩm đạt các tiêu chí, được thị trường đón nhận.

Hà Minh Nguyện giới thiệu về cây thảo dược để nuôi gà.

Hà Minh Nguyện giới thiệu về cây thảo dược để nuôi gà.

Chia sẻ về sản phẩm của mình, Nguyện nói: Ngoài những thảo dược như đinh lăng, chùm ngây, sả, trại gà sử dụng thức ăn chủ yếu là phụ phẩm nông nghiệp gồm ngô, lúa, đậu tương, không sử dụng thức ăn công nghiệp. Đặc biệt, Nguyện còn nghiên cứu ra đạm cá thảo dược - là một loại thức ăn hỗ trợ cho gà. "Đạm cá thảo dược là sản phẩm có yếu tố quyết định trong việc thành công của trại gà. Đây là một dạng của công nghệ vi sinh nhằm hỗ trợ thức ăn, tăng thêm chất dinh dưỡng và sức đề kháng tốt. Khi gà bị bệnh dùng chính thảo dược để điều trị, không sử dụng kháng sinh trong nuôi gà" - Nguyện chia sẻ.

Kinh qua những thất bại trong suốt 2 năm đầu, nên hai anh em Nguyện, Biên đã rút ra được những bài học kinh nghiệm như: Tuy nuôi gà bằng thảo dược có sức đề kháng tốt nhưng gà thường mắc bệnh hen, đường ruột, do đó cần chú trọng tạo môi trường tốt cho gà sinh trưởng....

Hiện nay, khu vực chuồng trại gà của 2 anh em được anh thiết kế thông thoáng, sử dụng đệm lót sinh học được làm từ vỏ trấu hun khói kết hợp phương pháp lên men vi sinh để đảm bảo an toàn cho đàn gà nuôi.

Nguyện nói, từ một kỹ sư điện, tôi đã nhập vai bác sĩ thú y, bảo vệ, nhà nghiên cứu, nhà phân phối... với mục tiêu là sản phẩm an toàn, chất lượng tốt hướng đến thực hiện ước mơ đưa trứng gà thảo dược thành đặc sản của xứ Thanh.

Giải quyết việc làm cho nhiều lao động

Thời gian qua, nhận thấy được hiệu quả của mô hình, nhiều người dân trên địa bàn đã liên hệ đăng ký liên kết chăn nuôi.

"Chúng tôi luôn mong muốn tạo ra giá trị kinh tế cao từ tiềm năng sẵn có của địa phương. Mở rộng mô hình, giúp người dân, nâng giá trị sản phẩm là mục tiêu chúng tôi hướng đến" - anh Nguyện chia sẻ.

Sản phẩm trứng gà từ trang trại nuôi gà bằng thảo dược.

Sản phẩm trứng gà từ trang trại nuôi gà bằng thảo dược.

Theo anh Nguyện, hiện nay anh đang hoàn tất các thủ tục để sản phẩm trứng gà thảo dược của trang trại được công nhận là sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGap. Ngoài thành công với sản phẩm trứng gà thảo dược, trang trại gà của Nguyện và Biên tạo công ăn việc làm thường xuyên cho nhiều lao động trên địa bàn, với mức lương 7 triệu đồng/tháng.

Ông Lại Thành Tuyên - Phó Chủ tịch UBND phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hóa) cho biết, đây là mô hình mới lạ và đầu tiên ở địa phương. Sản phẩm trứng gà thảo dược tại trang trại làm ra đã được lấy mẫu kiểm định, chất lượng dinh dưỡng cao hơn nhiều so với trứng thường. Ngoài chất lượng tốt, sản phẩm sử dụng nguồn thức ăn rất an toàn, đó là những sản phẩm từ ngành nông nghiệp như ngô, lúa kết hợp cùng thảo dược như đinh lăng, chùm ngây...".

Hiện trang trại có quy mô hơn 3ha với khoảng 1.200 gà Ai Cập đẻ trứng. Ngoài ra, còn liên kết sản xuất cùng 2 trại gà của người dân trên địa bàn với quy mô 3.000 con. Trung bình mỗi ngày trại gà của anh Nguyện và anh Biên xuất ra thị trường khoảng 2.000-2.500 quả trứng, trừ chi phí thu nhập khoảng 2 triệu đồng/ngày.

Trứng gà thảo dược có giá trị dinh dưỡng cao bởi hàm lượng Omega-3 cao hơn 10-15 lần so với trứng gà thường. Hàm lượng Omega 3 cao nên khi ăn sẽ có cảm giác béo, ngậy, lòng đỏ của quả trứng không bị khô.

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

(GLO)- Với đàn chồn hương hơn 100 con, mỗi năm, trang trại của chị Thủy Thị Hồng Hậu (làng Bông Phun, xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) thu về hàng trăm triệu đồng sau khi trừ chi phí đầu tư.
Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000).