Chàng trai làm giàu nhờ ước mơ trở thành nông dân nuôi bò

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Anh Saipol Azmir Zainuddin ở Malaysia nghỉ học từ lớp 6 để theo đuổi ước mơ nuôi bò. Sau nhiều năm, chàng nông dân đã có cơ ngơi đáng nể.

Saipol Azmir Zainuddin hiện đã có hơn 800 con bò, 150 con dê và 30 con trâu
Saipol Azmir Zainuddin hiện đã có hơn 800 con bò, 150 con dê và 30 con trâu



Giờ đây, ở tuổi 33, anh Saipol đã có hơn 800 con bò, 150 con dê và 30 con trâu. Tổng tài sản của anh không được tiết lộ. Một số nguồn tin từ truyền thông Malaysia cho biết trong năm qua, Saipol đã thu về 1 triệu ringgit, hơn 5,8 tỉ đồng, nhờ nuôi và bán gia súc, theo The Coverage.

Saipol nghỉ học sau khi học hết lớp 6. Tại Malaysia, phần lớn học sinh lớp 6 đều đang trong độ tuổi 12. Lúc ấy, Saipol đã có một mục tiêu rõ ràng trong đầu. Anh muốn trở thành một nông dân nuôi bò. “Dù tôi đã bỏ học từ sớm nhưng điều đó không làm tôi buồn. Làm nông dân luôn luôn là ước mơ của tôi”, Saipol nói.

Sau khi nghỉ học, cậu bé Saipol ngày ấy làm công nhân xây dựng để kiểm sống. Lương mỗi tháng là 750 ringgit, khoảng 4,3 triệu đồng. Saipol không tiêu tiền xa xỉ, thay vào đó cậu dành dụm để làm vốn.

Mỗi tháng, Saipol bỏ ra 400 ringgit mua một con bê. Việc này kéo dài đến khi Saipol 18 tuổi. Tính tổng số bò mua được và sinh sản, anh có tổng cộng 300 con khi chỉ mới 18 tuổi.

“Trong suốt thời gian đó, cha và tôi đã nuôi và bán bò cho dân làng. Tôi dành hết lợi nhuận từ việc bán bò để xây trang trại của riêng mình”, Saipol kể lại.


Bước sang năm 19 tuổi, Saipol đã có thu nhập ổn định, có một ngôi nhà và một chiếc ô tô. Saipol vay thêm 100.000 ringgit, hơn 580 triệu đồng, từ Cơ quan quản lý nông dân Malaysia (LPP) để mở rộng kinh doanh.

Qua thời gian, Saipol đã có thể bán bò cho khách hàng trên khắp Malaysia thông qua sự hỗ trợ của LPP và một số tổ chức chính phủ. Saipol cho biết anh sẵn sàng hỗ trợ và hướng dẫn những người trẻ có hứng thú với hoạt động nuôi và kinh doanh gia súc, theo The Coverage.

Ngọc Quý (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

(GLO)- Với đàn chồn hương hơn 100 con, mỗi năm, trang trại của chị Thủy Thị Hồng Hậu (làng Bông Phun, xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) thu về hàng trăm triệu đồng sau khi trừ chi phí đầu tư.
Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.